Nhà máy công nghệ may mặc đi vào hoạt động sẽ tạo ra nhiều việc làm, thu hút và đạo tạo nguồn lao động tay nghề cao để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu chất lượng, đóng góp nâng cao đời sống người dân địa phương, cũng như góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

An Giang khánh thành nhà máy công nghệ may mặc với tổng mức đầu tư 11 triệu USD

Tô Văn | 30/09/2022, 13:21

Nhà máy công nghệ may mặc đi vào hoạt động sẽ tạo ra nhiều việc làm, thu hút và đạo tạo nguồn lao động tay nghề cao để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu chất lượng, đóng góp nâng cao đời sống người dân địa phương, cũng như góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Sáng 30.9, tại khu Công nghiệp Bình Hòa, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, Đại sứ quán Đan Mạch phối hợp với UBND tỉnh tổ chức lễ khánh thành nhà máy công nghệ may mặc quy mô lớn với tổng diện tích hơn 38.000 mét vuông và tổng mức đầu tư gần 11 triệu USD.

1-binh-hoa.jpg
Nhà máy công nghệ may mặc quy mô với tổng diện tích hơn 38.000 mét vuông và tổng mức đầu tư gần 11 triệu USD - Ảnh: Tô Văn
2-binh-hoa.jpg
Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành - Ảnh: Tô Văn
4-binh-hoa.jpg
Ông Nicolai Prytz – Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam phát biểu - Ảnh: Tô Văn

Ông Nicolai Prytz – Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam cho biết, hơn 25 năm qua Đan Mạch đã viện trợ phát triển cho Việt Nam trong nhiều lĩnh vực chủ chốt như nông nghiệp, thủy sản, nước, môi trường, năng lượng và nhiều lĩnh vực khác.

Trong những năm qua, quan hệ hợp tác hai nước đã chín mùi và mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới, chuyển đổi từ viện trợ phát triển sang phát triển đối tác thương mại, hai bên cùng có lợi.

“Đến nay, Đan Mạch có 130 công ty hiện diện tại Việt Nam và nhà máy công nghệ may mặc được khánh thành ngày hôm nay là một ví dụ điển hình về hợp tác thương mại ngày càng tăng giữa Việt Nam và Đan Mạch.

Việc thành lập tư cách pháp nhân và xây dựng nhà máy sản xuất tại An Giang diễn ra khi hai nước đang kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, vì vậy đây thực sự là món quả quý và thật đúng thời điểm”, ông Nicolai Prytz nói.

Cũng theo ông Nicolai Prytz, khi nhà máy công nghệ may mặc đi vào hoạt động sẽ tạo ra nhiều việc làm, thu hút và đạo tạo nguồn lao động tay nghề cao để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu chất lượng, đóng góp nâng cao đời sống người dân địa phương, cũng như góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm tới.

6-binh-hoa.jpg
7-binh-hoa.jpg
8-binh-hoa.jpg
Nhà máy công nghệ may mặc với quy mô sản xuất đạt 2 triệu sản phẩm/năm; đồng thời có khả năng cung cấp, giải quyết việc làm cho hơn 1.200 lao động - Ảnh: Tô Văn
3-binh-hoa.jpg
ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch UBND tỉnh An Giang phát biểu - Ảnh: Tô Văn

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, với việc kiên định các mục tiêu phát triển, trong thời gian qua, đã có nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn tỉnh An Giang nói chung và các khu công nghiệp, khu kinh tế của khẩu trên địa bàn tỉnh nói riêng để triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

5-binh-hoa.jpg
Các đại biểu tham quan bên trong nhà máy - Ảnh: Tô Văn

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang còn cho rằng, tính đến nay, tỉnh An Giang đã cấp 46 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực cho các doanh nghiệp thực hiện đầu tư tại các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 8.200 tỉ đồng.

Trong đó, tổng vốn đầu tư đã thực hiện khoảng 4.900 tỉ đồng, có 34 dự án đã chính thức đi vào hoạt động và giải quyết việc làm cho 20.000 lao động.

Trong đó, dự án nhà máy công nghệ may mặc tại khu Công nghiệp Bình Hòa được nhà đầu tư khởi công xây dựng từ những tháng đầu năm 2021, có quy mô tổng diện tích hơn 38.000 mét vuông và tổng mức đầu tư gần 11 triệu USD hoàn toàn bằng vốn của Đan Mạch, với quy mô sản xuất đạt 2 triệu sản phẩm/năm; đồng thời có khả năng cung cấp, giải quyết việc làm cho hơn 1.200 lao động.

“Việc triển khai hoàn thành và đưa nhà máy công nghệ may mặc đi vào hoạt động được kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích hài hòa giữa nhà đầu tư và sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Đóng góp tích cực vào việc nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu hàng hóa, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho lao động địa phương, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Châu Thành nói riêng và tỉnh An Giang nói chung.

Đồng thời, tiếp tục khẳng định chủ trương nhất quán của tỉnh An Giang trong nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư, phát triển các thành phần kinh tế, nhất là khu vực kinh tế tư nhân”, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang khẳng định.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Hội thảo, Triển lãm Internet Day 2024 diễn ra tại Hà Nội với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
An Giang khánh thành nhà máy công nghệ may mặc với tổng mức đầu tư 11 triệu USD