Các nhà cung cấp nước ngoài lớn như: Meta (Facebook), Tiktok... đã thực hiện đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế tại Việt Nam.

Facebook, Tiktok... đã nộp thuế tại Việt Nam thế nào?

Tuyết Nhung | 30/09/2022, 11:32

Các nhà cung cấp nước ngoài lớn như: Meta (Facebook), Tiktok... đã thực hiện đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế tại Việt Nam.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, Việt Nam là một trong 4 nước đi đầu trong khu vực ASEAN triển khai áp dụng thu thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài thông qua một cổng thông tin điện tử trực tuyến, khẳng định quyền thu thuế của Việt Nam đối với các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), kinh doanh dựa trên nền tảng số.

Theo ông Đặng Ngọc Minh, sau hơn 6 tháng triển khai Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài (từ ngày 21.3 đến nay), đã có 36 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê khai và nộp thuế qua Cổng. Trong đó có 6 nhà cung cấp nước ngoài lớn là: Meta, Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netfix, Apple chiếm 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử kinh doanh trên nền tảng số xuyên biên giới tại Việt Nam đã thực hiện đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế tại Việt Nam với tổng số thuế đã nộp hàng chục triệu USD, Euro tương đương hàng trăm tỉ đồng. Riêng Meta đã nộp 16,8 triệu Euro, Tiktok đã nộp 81,7 tỉ đồng…

Qua 6 tháng triển khai cổng TTĐT của Tổng cục Thuế dành cho nhà cung cấp nước ngoài, cho thấy sự phối hợp, ý thức tuân thủ pháp luật về thuế khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam của các nhà cung cấp nước ngoài. Các nhà cung cấp nước ngoài lớn như: Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netfix, Apple đã chủ động phối hợp với cơ quan thuế để tìm hiểu các chính sách thuế, có các đề xuất, góp ý cho cơ quan thuế để hoàn thiện chính sách thuế, công cụ quản lý thuế, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan thuế.

"Điều này cũng cho thấy, chính sách thuế, quản lý thuế của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo sự công bằng, minh bạch cho các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn thế giới khi kinh doanh tại Việt Nam", ông Minh nhấn mạnh.

Về khó khăn thu thuế sàn thương mại điện tử, bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế) cho biết, sự phát triển nhanh chóng, bùng nổ cùng nhiều hình thức mới nêu trên của sàn thương mại điện tử trong thời gian qua đã đặt ra những thách thức mà ngành thuế phải đối mặt khi triển khai thu thuế sàn thương mại điện tử như: khó khăn trong quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế, trong việc xác định được căn cứ tính thuế.

Bên cạnh đó, khó phân biệt rõ loại thu nhập làm cơ sở đánh thuế bởi trong nền kinh tế số rất khó phân biệt một số loại thu nhập, đặc biệt là bản quyền, phí dịch vụ và lợi nhuận kinh doanh.

Khó khăn tiếp theo, bà Nguyễn Thị Lan Anh cho biết là kiểm soát giao dịch kinh doanh để quản lý đối tượng thu thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Một đối tượng có thể có nhiều gian hàng trên 1 sàn giao dịch sàn thương mại điện tử và cùng lúc trên nhiều sàn giao dịch sàn thương mại điện tử hoặc cùng lúc trên nhiều trang mạng xã hội. Ngoài ra, việc kiểm soát dòng tiền cũng không dễ dàng khi mà hệ thống thanh toán theo hình thức COD (trả tiền mặt khi giao hàng) được áp dụng phổ biến hơn các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Bài liên quan
Công việc metaverse đang biến mất khi tuyển dụng chậm lại ở Google, Facebook
Theo hãng nghiên cứu Revelio Labs, các công việc trong lĩnh vực metaverse đang giảm dần.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Facebook, Tiktok... đã nộp thuế tại Việt Nam thế nào?