Sự xuất hiện của các siêu cần trục sẽ làm thay đổi tốc độ xây dựng các tua-bin gió ở Việt Nam và đưa việc phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam sang một trang mới.

1.500 tỉ mua cần trục sẽ tăng tốc phát triển điện gió tại Việt Nam

07/05/2020, 18:47

Sự xuất hiện của các siêu cần trục sẽ làm thay đổi tốc độ xây dựng các tua-bin gió ở Việt Nam và đưa việc phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam sang một trang mới.

Điện gió đang là xu thế của thế giới

Để đẩy mạnh việc phát triển năng lượng điện gió, Trung Nam Group ngày 7.5 đã ký kết hợp đồng mua 57 thiết bị cần trục với trị giá lên đến 67 triệu USD (1.500 tỉ đồng). 57 thiết bị cần trục gồm: 11 cần trục siêu tải, siêu trường – vươn xa trên 100 mét và sức nâng 800 -1.600 tấn; 23 cần trục lớn – vươn dưới 100 mét và tải dưới 500 tấn và 23 cần trục vừa (dưới 50 mét). Đây là sự kiện đặc biệt trong tiến trình phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Các siêu cần trục như có vai trò rất tích cực trong việc phục vụ xây dựng điện gió.

Theo Bản đồ gió toàn cầu ước tính, hơn 39% diện tích của Việt Nam có tốc độ gió trung bình hàng năm trên 6 độ cao của trục cánh quạt tua-bin (m/s) ở độ cao 65 mét. Do đó, để đảm bảo hiệu suất thì các tua-bin gió phải đặt ở vị trí cao và chỉ có những cần trục siêu cao mới có thể giúp việc lắp đặt các cột điện gió nhanh chóng.

Tại lễ ký kết, ông Nguyễn Tâm Tiến – Tổng giám đốc Trungnam Group cũng giải thích điều này qua tiến độ xây dựng: "Trong 2 năm qua, chúng tôi chỉ mới làm được 33 trụ điện gió, kế hoạch trong 3 năm tới, cần phải dựng thêm 912 trụ nữa. Việc đầu tư mua khối lượng lớn thiết bị cần trục như vậy được xem là kỷ lục hiện nay tại Việt Nam".

Theo TTXVN, bà Ngô Tố Nhiên, đại diện Tổ chức Sáng kiến Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam (VIET) cho biết về tình hình đầu tư phát triển các dự án điện gió ở Việt Nam: Tính đến tháng 3.2020, đã có 78 dự án với tổng công suất khoảng 4,8 GW đã được bổ sung quy hoạch; 11 dự án với tổng công suất 377 tổng công suất (MW) đã vận hành phát điện; 31 dự án với tổng công suất 1,62 GW đã ký hợp đồng mua bán điện lâu dài giữa công ty tư nhân sản xuất điện và khách hàng (PPA), dự kiến đi vào vận hành năm 2020-2021. Ngoài ra còn 250 dự án với tổng công suất khoảng 45 GW đang đề nghị bổ sung quy hoạch phát triển điện lực.

A.T

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
1.500 tỉ mua cần trục sẽ tăng tốc phát triển điện gió tại Việt Nam