Đó là thông tin từ hội thảo Nâng cao năng lực tuân thủ các quy định đối với xoài xuất khẩu của Việt Nam được tổ chức ngày 12.4 tại Đồng Tháp.

Xoài Việt Nam xuất sang Trung Quốc trên 99% qua đường tiểu ngạch

Nguyên Việt | 12/04/2021, 17:40

Đó là thông tin từ hội thảo Nâng cao năng lực tuân thủ các quy định đối với xoài xuất khẩu của Việt Nam được tổ chức ngày 12.4 tại Đồng Tháp.

Báo cáo Nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn và chất lượng của chuỗi giá trị xoài tại ĐBSCL cho thấy, xuất khẩu xoài hàng năm đạt khoảng 160.000-170.000 tấn. Trong đó, 94% xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

xoai.jpg
Xoài Việt Nam xuất sang Trung Quốc trên 99% qua đường tiểu ngạch - Ảnh: N.V

Cũng theo báo cáo này, trong số 94% sản lượng xoài được xuất khẩu sang Trung Quốc, thì chỉ có 0,08% (tương đương 141 tấn) được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Điều này có nghĩa là trên 99% phải xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch sang quốc gia này.

Ông Tạ Quang Kiên, Trưởng phòng Chính sách Thương mại nông sản của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu xoài của Việt Nam năm 2020 đạt gần 181 triệu USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đạt gần 152 triệu USD, chiếm khoảng 83,95% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này của năm ngoái; sang Nga đạt trên 8,3 triệu USD, chiếm 4,65% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành; sang Hàn Quốc chiếm 1,87%; sang Liên minh châu Âu (EU) chiếm 1,38%; sang Úc 0,69%...

Ông Kiên cho rằng tiềm năng để Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu xoài còn rất lớn, bởi kim ngạch xuất khẩu loại trái cây này của Việt Nam chỉ chiếm 1,51% tổng kim ngạch xuất khẩu xoài của thế giới.

Theo ông Kiên, tổng diện tích sản xuất xoài ở 13 địa phương ĐBSCL hiện đạt trên 47.000 ha với sản lượng đạt gần 568.000 tấn. Trong đó, Đồng Tháp đạt 12.106 ha, An Giang 11.896 ha, Vĩnh Long 5.103 ha, Tiền Giang 3.660 ha. Tổng diện tích sản xuất lớn nhưng diện tích áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap và GlobalGap) chỉ đạt 1.789 ha, chiếm chỉ 3,8% tổng diện tích toàn vùng.

Còn về doanh nghiệp đóng gói, chế biến, toàn vùng ĐBSCL có 98 doanh nghiệp chế biến, trong đó, TP.Cần Thơ có 9; Tiền Giang 27; Long An 9; Hậu Giang 4; Đồng Tháp 17; Vĩnh Long 16… Trong đó, chỉ có 15 doanh nghiệp sơ chế, chế biến xoài đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Toàn ĐBSCL có 271 vùng trồng được cấp mã số (mã số vùng trồng - một trong các tiêu chuẩn bắt buộc được nhiều quốc gia nhập khẩu quy định). Trong đó, Đồng Tháp có 109 vùng trồng được cấp mã số; An Giang có 63; Hậu Giang 36; Tiền Giang 15; Trà Vinh 14. Mục tiêu đến năm 2030, diện tích xoài đạt 140.000 ha với sản lượng thu hoạch 1,5 triệu tấn, mang về cho Việt Nam tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 650 triệu USD.

Bài liên quan
Ngày Di sản văn hóa Việt Nam: Nhiều di tích ở Hà Nội mở cửa miễn phí
Nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23.11, hàng loạt di tích lịch sử ở Hà Nội thông báo mở cửa miễn phí đón tiếp du khách tới tham quan.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xoài Việt Nam xuất sang Trung Quốc trên 99% qua đường tiểu ngạch