Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ủng hộ chiến dịch của Trung Quốc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho hàng trăm ngàn người vào tháng 7.2020 trong khi các thử nghiệm lâm sàng vẫn đang được tiến hành bất chấp một số chuyên gia lo ngại về động thái này.

WHO ủng hộ Trung Quốc tiêm vắc xin COVID-19 cho hàng trăm ngàn người mặc lo ngại về an toàn

26/09/2020, 08:20

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ủng hộ chiến dịch của Trung Quốc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho hàng trăm ngàn người vào tháng 7.2020 trong khi các thử nghiệm lâm sàng vẫn đang được tiến hành bất chấp một số chuyên gia lo ngại về động thái này.

Nhân viên đặt một ứng cử viên vắc xin COVID-19 từ Sinovac Biotech tại gian hàng của mình để trưng bày trong Hội chợ Thương mại Dịch vụ Quốc tế Trung Quốc (CIFTIS) năm 2020 - ảnh: Reuters

Theo Zheng Zhongwei, quan chức của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, nước này đã khởi động chương trình tiêm vắc xin COVID-19 khẩn cấp của mình vào tháng 7 sau khi liên lạc với WHO cuối tháng 6.

Hàng trăm ngàn công nhân quan trọng và một số nhóm khác được coi là có nguy cơ lây nhiễm cao đã được tiêm vắc xin COVID-19, dù hiệu quả và tính an toàn của vắc xin chưa được chứng nhận đầy đủ do các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 chưa hoàn thành, làm dấy lên lo ngại giữa các chuyên gia.

“Vào cuối tháng 6, Quốc vụ viện Trung Quốc đã thông qua kế hoạch về chương trình sử dụng khẩn cấp vắc xin COVID-19. Sau khi được phê duyệt, ngày 29.6, chúng tôi đã liên lạc với các đại diện có liên quan của Văn phòng WHO tại Trung Quốc và nhận được sự ủng hộ, đồng ý từ WHO”, Zheng Zhongwei nói hôm 25.9.

Ngày 25.9, tiến sĩ Mariangela Simão, trợ lý Tổng giám đốc WHO, cho biết tại một cuộc họp báo ở Geneva rằng các quốc gia có quyền tự chủ cấp phép sử dụng khẩn cấp bất kỳ sản phẩm y tế nào theo quy định và luật pháp nước đó.

Nhà khoa học hàng đầu của WHO, Soumya Swaminathan hồi đầu tháng 9 cho biết việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin COVID-19 là “giải pháp tạm thời” và giải pháp lâu dài nằm trong giai đoạn hoàn thành các thử nghiệm giai đoạn 3.

Bắc Kinh đã không công khai chi tiết đầy đủ về chương trình sử dụng khẩn cấp của họ.

Ít nhất 3 ứng cử viên vắc xin, trong đó 2 vắc xin do Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc (CNBG) được nhà nước hậu thuẫn phát triển và một từ Sinovac Biotech, đều đang trong giai đoạn thử nghiệm 3 ở nước ngoài, được đưa vào chương trình sử dụng khẩn cấp.

Một loại vắc xin thử nghiệm thứ tư do CanSino Biologics phát triển đã được phê duyệt để sử dụng trong quân đội Trung Quốc vào tháng 6.

Zheng Zhongwei cho biết năng lực sản xuất vắc xin COVID-19 hàng năm của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ đạt 610 triệu liều cuối năm 2020 và 1 tỉ liều vào năm 2021.

Tại Trung Quốc, giá vắc xin COVID-19 sẽ phù hợp với túi tiền của công chúng, Zheng Zhongwei nói thêm.

WHO ủng hộ Trung Quốc tiêm vắc xin COVID-19 cho hàng trăm ngàn người vào tháng 7 vừa qua

Hôm 14.9, chuyên gia về an toàn sinh học tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) tiết lộ rằng cô được tiêm vắc xin COVID-19 vào tháng 4 và thông báo về khả năng ít nhất một loại vắc xin sẽ sẵn sàng để sử dụng công khai vào đầu tháng 11 ở nước này.

“Đến nay, trong số những người được tiêm chủng, không có ai bị bệnh. Đến nay, chương trình tiêm chủng hoạt động rất tốt. Không có tác dụng phụ nào xảy ra”, Guizhen Wu nói trên kênh truyền hình nhà nước.

Chia sẻ từ Guizhen Wu hoàn toàn phù hợp với nhận xét của CNBG vào tuần trước đó rằng không ai trong số hàng chục ngàn người được tiêm vắc xin bị nhiễm bệnh khi đi du lịch đến các quốc gia và khu vực có nguy cơ cao. “Không có trường hợp phản ứng bất lợi rõ ràng nào”, CNBG nói.

Cách tiếp cận của Trung Quốc trái ngược với nhiều nước phương Tây, nơi các chuyên gia đã cảnh báo không cho phép sử dụng khẩn cấp vắc xin COVID-19 chưa hoàn thành thử nghiệm, với lý do thiếu hiểu biết về hiệu quả lâu dài và các tác dụng phụ tiềm ẩn.

Anna Durbin, nhà nghiên cứu vắc xin COVID-19 tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), mô tả chương trình sử dụng khẩn cấp của Trung Quốc là “rất có vấn đề”, nói rằng không thể đánh giá hiệu quả mà không có nhóm đối chứng tiêu chuẩn thử nghiệm lâm sàng.

“Bạn đang tiêm vắc xin cho mọi người và không biết liệu nó có bảo vệ họ hay không”, Durbin nói với Reuters, đồng thời cho biết thêm những người được tiêm vắc xin thử nghiệm có thể bỏ qua các biện pháp bảo vệ khác.

Nhân Hoàng

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
WHO ủng hộ Trung Quốc tiêm vắc xin COVID-19 cho hàng trăm ngàn người mặc lo ngại về an toàn