Chiều tối 5.10, thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết ngay sau khi các trường công bố điểm chuẩn thì đã có tới gần 200 trường ĐH thông báo đã tuyển đủ thí sinh, chiếm tới 67% số lượng các trường.

Vừa công bố điểm chuẩn, nhiều trường ĐH đã tuyển đủ chỉ tiêu

Dạ Thảo | 06/10/2020, 05:33

Chiều tối 5.10, thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết ngay sau khi các trường công bố điểm chuẩn thì đã có tới gần 200 trường ĐH thông báo đã tuyển đủ thí sinh, chiếm tới 67% số lượng các trường.

Điểm cao nhưng vẫn trượt ĐH

Chiều 5.10, khi các trường ĐH vừa công bố điểm chuẩn với mức điểm khá cao, khiến nhiều học sinh dù đạt 26-27 điểm vẫn bị trượt các nguyện vọng đầu tiên của mình.

Lý giải về điều này, đại diện Bộ GD-ĐT bà Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho biết điểm chuẩn năm nay tăng cao vì do đề thi đã có những yêu cầu thấp hơn so với năm trước đó, trong khi đó các thí sinh đăng ký vào ngành học hoặc trường học này lại khá đông. Ví dụ có những trường khối ngành xã hội nhưng lấy điểm chuẩn lên tới 30 điểm vì chỉ tiêu tuyển sinh ít.

"Các trường xét tuyển điểm từ cao xuống thấp, không phân biệt thứ tự hay nguyện vọng, chính vì thế các thí sinh nào dù có học lực tốt, nhưng chủ quan không đăng ký nhiều nguyện vọng thì lại trượt chính ngành học mình yêu thích vì điểm chuẩn tăng cao hơn các năm trước. Chính vì thế, các thí sinh nên lưu ý rằng đăng ký nguyện vọng không giới hạn thì bản thân cần có suy nghĩ thật kỹ, có những bước tính toán cẩn thận để không làm lỡ việc học của bản thân vì tâm lý chủ quan".

Bên cạnh đấy, đại diện Bộ GD-ĐT cũng lý giải thêm nguyên nhân điểm chuẩn các trường tăng là vì một phần các trường đã giảm chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT so với các năm trước. nên dẫn đến tỷ lệ chọi vì thế cũng tăng cao một cách bất ngờ.

"Bộ GD-ĐT cũng khuyến khích các trường ĐH, đặc biệt các trường thuộc tốp đầu, nếu chưa tuyển đủ chỉ tiêu nên tuyển bổ sung các đợt sau. Các trường tạo điều kiện cho thí sinh có điểm thi THPT tốt nhưng chưa đỗ theo kết quả xét tuyển đợt 1" - bà Thủy đưa ra quan điểm.

Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng giáo dục, Bộ (GD-ĐT) cho rằng kỳ thi THPT quốc gia được Bộ tổ chức các năm trước có hai mục đích: Vừa để xét công nhận tốt nghiệp, vừa để xét tuyển vào các trường đại học. Tuy nhiên, năm 2020, kỳ thi đã được đổi tên thành thi tốt nghiệp THPT, tính chất của kỳ thi cũng thay đổi khi mục tiêu chỉ để xét công nhận tốt nghiệp. Đề thi theo đó cũng được điều chỉnh theo hướng giảm độ khó để phù hợp với mục đích của kỳ thi.

Nhận xét về đề thi tốt nghiệp THPTnăm nay, các thí sinh đều cho biết đề thi dễ hơn năm ngoái. Phân tích về cơ cấu đề thi, các giáo viên cho biết đề thi đã có sự điều chỉnh rõ rệt với số lượng câu hỏi dễ, ở mức độ nhận biết và thông hiểu lên đến 75-80%. Số câu hỏi mang tính chất phân loại thí sinh chiếm từ 20-25%, tuy nhiên đa số là các câu hỏi ở mức vận dụng, số câu hỏi ở mức vận dụng cao không nhiều. Đề thi không quá khó để thí sinh có thể đạt điểm 8-9, thậm chí chạm gần đến mức điểm tuyệt đối với các thí sinh giỏi. "Chính vì thế với mức điểm cao thì việc các trường lấy điểm chuẩn cao theo là điều tất yếu" - ông Trinh lý giải.

Đa số các trường đã tuyển đủ chỉ tiêu

Với điểm số thi tốt nghiệp THPT 2020 khá cao của các thí sinh nên nhiều trường đã tuyển đủ số lượng học sinh theo yêu cầu đề ra trước đó. Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT thì tới chiều ngày 5.10 đã có tới 161 đơn vị tuyển đủ chỉ tiêu tuyển sinh. Số liệu này phản ánh công tác tuyển sinh 2020 đã đạt được tiêu chí nhanh gọn, thuận lợi, nhẹ nhàng, hiệu quả,… giảm được áp lực cho các đợt tuyển sinh bổ sung.

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Đình Đức, trưởng ban đào tạo trường ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết điểm chuẩn năm nay vào trường tăng cao hơn so với mọi năm. Nhìn từ điểm chuẩn có thể thấy, các trường tốp trên có sự phân hóa mạnh, những ngành học “nóng” đã thu hút được nhiều học sinh giỏi đăng ký xét tuyển. Điều này cũng cho thấy xã hội có sự chuyển biến mạnh mẽ, việc lựa chọn ngành học của thí sinh đã gắn với xu thế của thời đại và nhu cầu việc làm khi ra trường. Chính vì thế, với số lượng thí sinh đăng ký vào trường khá nhiều vì những ngành hot nên nhà trường đã tuyển gần đủ chỉ tiêu đề ra ở mỗi các ngành học khác nhau.

Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, quá trình tuyển sinh bảo đảm quyền tự chủ của các trường. Các trường đã minh bạch thông tin trong đề án tuyển sinh, cung cấp thông tin cần thiết cho thí sinh và minh bạch kết quả tuyển sinh. Kết quả tuyển sinh đến thời điểm hiện tại bảo đảm các tiêu chí chất lượng, trật tự, an toàn, hiệu quả. Điểm trúng tuyển phản ánh chất lượng đầu vào có sự phân loại chất lượng giữa các thí sinh, giữa các nhóm trường khá rõ ràng. Sau kết quả xét tuyển đợt 1, có 83 trường (chiếm 26,95% các trường, với 34.145 chỉ tiêu, chiếm 10,6% tổng chỉ tiêu - chủ yếu là các trường ngoài công lập, các trường thuộc tỉnh, các trường ở vùng sâu, vùng xa, các trường cao đẳng có đào tạo ngành Giáo dục Mầm non) có tỷ lệ trúng tuyển dưới 50% sẽ tổ chức xét tuyển bổ sung từ ngày 15.10.2020 cho đến hết năm 2020, sau đó báo cáo về Bộ GD-ĐT trước ngày 28.2.2021.

Bài liên quan
Bộ GD-ĐT dự kiến siết xét tuyển đại học bằng học bạ
Ngày 22.11, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó, có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vừa công bố điểm chuẩn, nhiều trường ĐH đã tuyển đủ chỉ tiêu