Trả lời báo Một Thế Giới về phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực, Giáo sư khoa học chính trị Richard Javad Heydarian tại Đại học De La Salle (Philippines), chuyên gia về tranh chấp Biển Đông, nhận xét như vậy.

Vụ thua kiện, Trung Quốc sẽ tìm cách tránh bị bẽ mặt

Tuấn Anh | 14/07/2016, 06:36

Trả lời báo Một Thế Giới về phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực, Giáo sư khoa học chính trị Richard Javad Heydarian tại Đại học De La Salle (Philippines), chuyên gia về tranh chấp Biển Đông, nhận xét như vậy.

Giáo sưRichard Javad Heydariannói quyết định của Tòa Trọng tài thường trựcmang tính ràng buộc nhưng lại không có cơ chế nào bảođảm cho việc thi hành phán quyết này.

"Vì vậy, việc quan trọng là cácnước cùng chiến tuyến trong khối ASEAN nênđưa ratuyên bố để hỗ trợ cho phán quyết của tòa cũng như đưa việc giải quyết tranh chấp đi đúnghướng theo luật phápquốc tế.

Tuy nhiên, tôi không nghĩ sẽ có đồngthuận chung (giữa các nước ASEAN), đặc biệt khiphán quyết không có lợi cho Trung Quốc.

Lãnh đạo của một nước ASEAN thân Trung Quốc(Hun Sen) từng thẳng thừngtuyên bốrằng Tòa Trọng tài thường trựclà “câukết chính trị”.

Trong một quy trình đồng thuận thì điều này có nghĩa sẽ không có thống nhất giữa các quốc gia trong khu vực.

Từ đó dẫn đến việc ASEAN, như là một tập thể, cuối cùng có thểsẽ chỉ đưa ra tuyênbố mơ hồ về vấn đề này (phán quyết của tòa).

Tuyên bố chắc chắn sẽ được soạn thảo với từngữ mềm mỏng, đặc biệt trong vấn đềkêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế.

Vì vậy, điều quan trọng là cácnước thành viên chủ chốt trong ASEAN như Singapore, Indonesia, Malaysia và Việt Nam nênđưa ra tuyên bố riêng rẽkêu gọi tôn trọng phán quyết của tòa".

Đối với Trung Quốc, Giáo sưRichard Javad Heydarian nhận định: "Về phần mình, Trung Quốcđang làm tất cả những gì có thể để tránh bị bẽ mặt bằng cách thuyết phục Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nếu không hủy vụ kiện trọng tàithì ít nhất cũng sẽkhông áp dụngphán quyết của tòa để bôi xấu Bắc Kinh và biến Trung Quốcthành một quốc giađứngngoài vòng luật phápquốc tế.

Đây là một ván cờ lớn. Trung Quốccó tham vọng trở thành thủ lĩnh của châu Á, và điều này cần tiếng nói có uy thế. Nhưng Trung Quốcsẽ không có được điều đó một khi bị chính thức xem là một quốc gia ngoài vòng luật phápquốc tế.

Phán quyết của tòa nghiêng về Manila có nghĩa là Mỹ, Nhật cùng các lực lượng hải quân lớn trênThái Bình Dương, chưa kể đến các nước châu Âu như Pháp, sẽ có cớ về mặt pháp lý để thực hiện tuần tra tự do hàng hải (FONOP) trong phạm vi 12 hải lý của cácvùng đất do Trung Quốcđang kiểm soát tại Biển Đông...".

Theo Giáo sưRichard Javad Heydarian, về phía Philippines, chính quyền củaông Duterte đang tìm cách nối lại quan hệ ngoại giao và đầu tư vốn lạnh nhạt với Bắc Kinh, nên có lẽ sẽ tìm kiếm một giải pháp “hạ cánh mềm” trong vụ kiện này.

Nghĩa là rất có thể Manila cũng sẽ ngại ápdụng phán quyết của tòa, cho dù phán quyết này có lợi cho Philippines đến cách mấy, để tránh làm xấu mặt Trung Quốc.

Ông Duterte có lẽ sẽ tìm cách tạo tiền đề cho mối quan hệ trong tương lai giữa hai nước, hiện nay vốn không được thân thiện.

Manila chắc chắn sẽ tìm cách dùng phán quyết của tòa làm đòn bẩy để Trung Quốc phảinhượng bộ.

Ngược lại, chắc chắn Mỹ và các đồng minh quan trọng khác sẽ gây áp lực để Philippines đưa ra tuyên bố cứng rắn và yêu cầu tuân thủ phán quyết của TòaThe Hague...

Ông Richard Javad Heydarian là giáo sư khoa học chính trị tại Đại học De La Salle ởManila (Philippines). Ông cũng là cố vấn cho nhiều tổ chức vàcơ quan của Philippines và quốc tế.

Giáo sư Heydarianthường xuyênviết bài vàtrả lời phỏng vấn cho các ấn phẩm và các kênh truyền thông như Aljazeera English, ABD, AFP, Bloomberg, BBC, CNN, CNBC, Foreign Affairs, Financial Times, New York Times, Wall Street Journal, The Economist, Washington Post, The Nation, Time, Reuters, South China Morning Post, NPR, USA Today...

Giáo sư Heydarian còn là tác giả cuốn How Capitalism Failed the Arab World: The Economic Roots and Precarious Future of the Arab Uprisings(tạm dịch: Chủ nghĩa tư bản đã thất bại tại khối Ả Rập như thế nào: Căn nguyên kinh tế và tương lai bấp bênh của cáccuộc nổi dậy tại Ả Rập), cũng như cuốn Asia’s New Battlefield: US, China and the Struggle for Western Pacific(tạm dịch: Chiến trường mới của châu Á: Mỹ, Trung Quốc và cuộc tranh giành vùng Tây Thái Bình Dương).

Giáo sư Heydarian còn tham gia đóng góp vào các công trình nghiên cứu của nhiềutổ chức quốc tế như Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Viện nghiên cứuBrookings, Hội đồng Quan hệ quốc tế (CFR). Ông đã từng làmcố vấn cho nhiều chính quyền và quỹ đầu tư tại châu Á-Thái Bình Dương.

Lĩnh vực chuyên môn của Giáo sư Heydarian bao gồm tranh chấp tại Biển Đông, mối quan hệ giữa Philippines vớicác nước Đông Nam Á, những thị trường mới nổi và chính trị Trung Đông.

Tuấn Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các ngày lễ năm 2025
5 giờ trước Sự kiện
Công chức, viên chức được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 25.1 - 2.2.2025 (26 tháng chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng giêng năm Ất Tỵ).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ thua kiện, Trung Quốc sẽ tìm cách tránh bị bẽ mặt