Theo luật sư Trần Tuấn Anh (Đoàn luật sư Hà Nội), Viwasupco đã thiếu đạo đức kinh doanh. Người dân có quyền khởi kiện để yêu cầu Viwasupco bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, trong trường hợp này, để thống kê được thiệt hại, áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là rất khó, bởi thiệt hại xảy ra khó xác định rõ ràng.

Vụ nước Hà Nội ô nhiễm: Người dân có quyền khởi kiện Viwasupco

Bùi Trí Lâm | 16/10/2019, 06:50

Theo luật sư Trần Tuấn Anh (Đoàn luật sư Hà Nội), Viwasupco đã thiếu đạo đức kinh doanh. Người dân có quyền khởi kiện để yêu cầu Viwasupco bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, trong trường hợp này, để thống kê được thiệt hại, áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là rất khó, bởi thiệt hại xảy ra khó xác định rõ ràng.

Người đổ thải bị xử lý thế nào?

Liên quan đến việc nguồn nước sạch ở nhiều quận tại Hà Nội ô nhiễm, theo kết quả kiểm tra của UBND TP Hà Nội, tại khu vực đầu nguồn ởkhe núi, xã Phú Minh, Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình có dấu hiệu đổ dầu nhớt thải trộm. Chất thải dầu này đã chảy lan ra suối rồi chảy vào hồ Đầm Bài (là hồ chứa nước để cấp cho nhà máy).

Một số cán bộ của Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) có phát hiện việc này từ sáng 8.10.2019, nhưng đã không có bất cứ báo cáo nào với các cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình, cũng như TP.Hà Nội; Cũng không có bất cứ hành vi ứng cứu ngăn chặn ô nhiễm của nguồn dầu này theo quy định, mà cứ để mặc kệ, dẫn đến váng dầu này đã chảy vào nguồn nước qua hệ thống xử lý nước của nhà máy, rồi chảy vào hệ thống phân phối đến người dân ở các vùng Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân.

Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng Văn phòng Luật Kết Nối cho biết, hành động đổ chất thảicủa kẻ đổ trộm dầu là một hành vi trái với các quy định của pháp luật và chắc chắn kẻ đó sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi này. Tuy nhiên, mức độ phải chịu trách nhiệm đến đâu còn phụ thuộc vào khối lượng dầu thải và các chỉ số nguy hại trong dầu thải mà kẻ đó đã đổ ra môi trường trái phép.

Do đó, ông Hùng cho hay, kẻ đổ dầu thải sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gây ô nhiễm môi trường nếu thỏa mãn các dấu hiệu quy định tại Điều 235 Bộ luật hình sự 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, mức phạt có thể lên tới 3 tỉ đồng và 7 năm tù.

Còn nếu “khối lượng dầu thải và các thông số kỹ thuật trong dầu thải chưa đủ để chịu trách nhiệm hình sự, thì người đổ dầu thải sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các Điều 13, Điều 14 Nghị định Số: 155/2016/NĐ-CP, nghị định của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường''.

Luật sư này cũng phân tích thêm, tùy khối lượng dầu thải và thông số kỹ thuật, kẻ đổ thải có thể chịu mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến tối đa là 1 tỉ đồng. Đồng thời, kẻ đổ thải còn phải chịu các hình phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả như:

Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định, trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định gây ra; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định.

Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định''.

Như vậy, việc kẻ đổ dầu thải làm ô nhiễm nguồn nước bị xử lý thế nào và chịu trách nhiệm ra sao còn phải chờ đợi vào các kết quả điều tra, xác minh về khối lượng dầu thải đã đổ ra môi trường cũng như phải dựa vào kết quả giám định, kiểm định về các chỉ số nguy hại trong dầu thải để có các biện pháp xử lý tương ứng.

Người dân có quyền khởi kiện

Ông Hùng nhấn mạnh: “Nước sạch là một trong những hàng hóa được coi là thiết yếu của đời sống. Nước không đảm bảo an toàn sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng. Việc Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà phát hiện nguồn nước ô nhiễm nhưng không dừng việc cấp nước để xử lý, khắc phục hậu quả mà vẫn cấp nước cho khách hàng sử dụng là hành vi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng, gây thiệt hại đến sức khỏe của người tiêu dùng; là một trong những hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Khoản 8, Điều 10, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng''.

Do đó, theo ông Hùng, sự việc này rất cần các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, lấy mẫu kiểm nghiệm, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe. Từ kết quả đó mới có thể xác định được chính xác trách nhiệm của công ty nước sạch sông Đà ở mức độ nào trong các biện pháp xử lý gồm: Xử phạt vi phạm hành chính, buộc khắc phục hậu quả…nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật''.

Theo luật sư Trần Tuấn Anh (Đoàn luật sư Hà Nội), xét dưới góc độ xã hội, nước là nhu yếu phẩm thiết yếu của con người. Nhưng Viwasupco lại không báo cáo với cơ quan chức năng hoặc đưa ra phương án xử lý ngay từ khi biết sự việc.

“Việc cung cấp nước sạch đã được ưu ái rất lớn, gần như độc quyền. Do vậy, việc đảm bảo tính mạng và sức khỏe cho người tiêu dùng cần phải được đặt lên hàng đầu. Thậm chí, phải đặt trên cả yếu tố về mặt kinh doanh. Tuy nhiên, ở vụ việc này tôi cho rằng Viwasupco thiếu đạo đức kinh doanh, họ vô cảm trước tính mạng, sức khỏe của khách hàng”, ông Tuấn Anh nói.

Vị luật sư cho rằng, thông thường với một đơn vị kinh doanh có đạo đức, có trách nhiệm với khách hàng thì ngay sau khi phát hiện nguồn nước có vấn đề phải ra thông báo dừng ngay việc cung cấp nguồn nước đó cho khách hàng để chờ kết quả xét nghiệm hoặc khắc phục sự cố. Trong thời gian này, đơn vị cung cấp nước sạch cần có nguồn nước dự phòng, bổ sung để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Cũng theo luật sư này, người dân có quyền khởi kiện để yêu cầu Viwasupco bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, trong trường hợp này để thống kê được thiệt hại, áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là rất khó. Viwasupco đã thiếu trách nhiệm trong vấn đề phát hiện cũng như khắc phục sự cố về mặt môi trường dẫn đến hậu quả mất lòng tin cả xã hội nhiều hơn là hậu quả về mặt kinh tế.

Trong trường hợp này, theo tôi chủ yếu kiểm điểm trách nhiệm về mặt hành chính, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc ứng phó với sự cố môi trường. Cần phải rút ra bài học, đồng thời, xem xét lại mạng lưới quy hoạch của việc cung cấp nước trên địa bàn thành phố”.

Theo ông Tuấn Anh, Viwasupco nên miễn phí tiền nước cho người dân trong khoảng thời gian để xảy ra sự cố hoặc nếu không, người dân có thể hoàn toàn yêu cầu điều đó. Vì người dân mua nước sạch chứ không phải mua nước ô nhiễm. Cơ quan Công an cũng cần vào cuộc để làm rõ sự việc, nếu có dấu hiệu hình sự thì có thể khởi tố theo quy định”.

Lam Thanh – Lê Hòa
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ nước Hà Nội ô nhiễm: Người dân có quyền khởi kiện Viwasupco