Chuyên viên Phòng khảo thí được hỏi về cách sửa và nâng điểm bài thi trắc nghiệm cho một số thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, vì có một số thí sinh là con em trong Sở, trong đó có trường hợp của “sếp” - là ông Hoàng Tiến Đức (nguyên GĐ Sở GD-ĐT).

Vụ gian lận thi cử Sơn La: Phó GĐ Sở nhờ nâng cho con gái khoảng 27 điểm

Thu Anh | 15/10/2019, 17:18

Chuyên viên Phòng khảo thí được hỏi về cách sửa và nâng điểm bài thi trắc nghiệm cho một số thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, vì có một số thí sinh là con em trong Sở, trong đó có trường hợp của “sếp” - là ông Hoàng Tiến Đức (nguyên GĐ Sở GD-ĐT).

Ngày 15.10, HĐXX TAND tỉnh Sơn La mở lại phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án gian lận điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh nhà. Các bị cáo bị truy tố với tội danh “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Sau nửa ngày kiểm tra căn cước và đọc cáo trạng, chiều 15.10, HĐXX tiến hành xét hỏi bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GD-ĐT Sơn La). Theo lời khai của bị cáo Nga, tại kỳ thi THPT năm 2018, bị cáo được phân công công việc trong Ban thư ký hội đồng thi, thành viên tổ xử lý bài thi trắc nghiệm.

Cụ thể, bị cáo khai có nhiệm vụ tổng hợp số liệu của kỳ thi, các công việc quản lý chương trình thi trên máy tính, xử lý bài thi trắc nghiệm. Ông Trần Xuân Yến (bị cáo trong vụ án) đã phân công bị cáo quét bài thi, sửa lỗi kỹ thuật trong quá trình quét, gửi kết quả thi về Bộ GD-ĐT.

Với vai trò là chuyên viên phòng khảo thí, bị cáo Nga nói đã thực hiện theo sự chỉ đạo của Trần Xuân Yến. Cụ thể, bị cáo Nga khai trước kỳ thi hơn chục hôm, ông Yến có gọi lên phòng làm việc và hỏi về cách thức sửa và nâng điểm bài thi trắc nghiệm. Ông Yến nói có một số trường hợp là con em trong Sở; trong đó, có trường hợp của“sếp” – là ôngHoàng Tiến Đức (nguyên GĐ Sở GD-ĐT).

Trả lời câu hỏi của ông Trần Xuân Yến, bị cáo Nga cho biết chỉ có cách là xóa và tô lại đáp án. Muốn sửa và nâng điểm thì túi bài thi không được niêm phong và cần sự hỗ trợcủa bên Công an để rút bài thi.

Trong vụ án này, ông Hoàng Tiến Đức (nguyên GĐ Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La) được Tòa triệu tập với tư cách người làm chứng; nhưng đến nay, ông Đức vẫn tiếp tục vắng mặt trong phiên sơ thẩm lần này.

Vụ án được xét xử tại TAND tỉnh Sơn La - Ảnh: T.A

Chỉ là giúp đỡ mọi người

Do quan hệ cấp trên – cấp dưới, bạn bè, đồng nghiệp… là những lý do khiến bị cáo Nga quyết định giúp đỡ nâng điểm cho các thí sinh là con em của những người trên. Cụ thể, tại phiên tòa, bị cáo nhận thông tin từ em dâu của bị cáo để giúp đỡ nâng điểm cho thí sinh M.V.Tùng (con của em dâu). Khi được nhờ, bị cáo chỉ trả lời “không biết được đâu, và phụ thuộc vào nhiều yếu tố”.

Trong số những người nhờ nâng điểm, bị cáo Nga cho biết có trường hợp của ông Trần Văn Phúc (Hiệu trưởng trường THPT Cò Nòi). Ông Phúc có cháu là thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 nên nhờ giúp đỡ, đưa thông tin của thí sinh và dặn các môn thi cần nâng điểm với lời nhắn “giúp cho cháu điểm cao cao”.

Đáng chú ý, bị cáo Nga khai có nhận của ông Nguyễn Duy Hoàng – Phó GĐ Sở GD-ĐT 1 trường hợp là con gái của ông Hoàng. Ông Hoàng nhờ “nâng điểm cao cho con gái, khoảng 27 điểm”.

Trong số những trường hợp nhờ bị cáo Nga nâng điểm cho thí sinh có ông Trần Văn Điện (cán bộ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên TP.Sơn La, tỉnh Sơn La). Ông Điện đã đưa cho bị cáo Nga danh sách ghi thông tin của 4 thí sinh. Tại phiên tòa, bị cáo Nga khai đã nhận của ông Điện 1.040.000.000 đồng để giúp sửa bài, nâng điểm cho 4 thí sinh; tuy nhiên, bị cáo khẳng định không đòi hỏi, ép buộc. Hiện bị cáo đã nộp lại cho CQĐT 1 tỉ đồng.

Theo cáo trạng, trong thời gian chấm thi, Nguyễn Thị Hồng Nga đã trực tiếp và thông qua các bị cáo khác trong vụ án để tiếp nhận thông tin của 40 thí sinh, thực hiện việc rút bài, sửa nâng điểm các môn thi trắc nghiệm; cùng bị cáo Đặng Hữu Thủy thực hiện việc xóa, quét lại bài thi đã sửa…

Ngoài ra, bị cáo Nga còn cùng 2 bị cáo khác rút phách môn thi tự luận để tác động nâng điểm cho 12 thí sinh. Là người chủ động thống nhất với các bị cáo về thời gian cùng nhau đến địa điểm rút bài thi mang về sửa, chuẩn bị phương tiện phục vụ cho việc sửa chữa bài thi. Khi bị thanh, kiểm tra, Nga đã che dấu hành vi phạm tội bằng cách xóa dữ liệu trên máy tính. Sau khi phạm tội, Nga đã nhận 1.040.000.000 đồng.

8 bị cáo phải hầu tòa gồm Trần Xuân Yến (nguyên PGĐ Sở GD-ĐT Sơn La); Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GD-ĐT Sơn La). Cầm Thị Bun Sọn (Phó phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT Sơn La); Lò Văn Huynh (Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT Sơn La); Nguyễn Thanh Nhàn (Phó phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT Sơn La).

Đặng Hữu Thủy (Phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu); Đỗ Khắc Hưng và Đinh Hải Sơn (đều là cán bộ Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La).

Nhã Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ gian lận thi cử Sơn La: Phó GĐ Sở nhờ nâng cho con gái khoảng 27 điểm