Luật sư cho biết việc gỡ gạc quyền lợi cho những người góp vốn đầu tư gần như là số 0. Thu hồi được của tội phạm được đồng nào thì biết đồng đấy chứ năng lực tài chính ở những công ty đó gần như là số 0, những người tham gia đấy là số 0.

Vụ đa cấp tiền ảo iFan: Người tham gia gần như mất trắng

Trịnh Giang | 10/04/2018, 13:30

Luật sư cho biết việc gỡ gạc quyền lợi cho những người góp vốn đầu tư gần như là số 0. Thu hồi được của tội phạm được đồng nào thì biết đồng đấy chứ năng lực tài chính ở những công ty đó gần như là số 0, những người tham gia đấy là số 0.

Vào ngày 8.4 vừa qua, hàng chục người đã giăng băng-rôn trước trụ sở Công ty cổ phần Modern Tech tại đường Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM tố cáo bị công ty này chiếm đoạt lừa đảo hơn 15.000 tỉ đồng qua hình thức đầu tư tiền số iFan. Modern Tech do 7 người Việt Nam lập ra, có vai trò quảng cáo dự án huy động vốn mang tên iFan gắn mác dự án đến từ Singapore, Pincoin đến từ Ấn Độ.

iFan cam kết khi tham gia nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi nhuận thấp nhất 48%/tháng, thời gian hoàn vốn tối đa 4 tháng. Ngoài ra, nếu lôi kéo được người vào hệ thống sẽ được hưởng thêm 8% số tiền người mới tham gia. Đây là mô hình kinh doanh đa cấptheo kiểu kim tự tháp. Có tới hơn 32.000 người là "nạn nhân" của công ty này.

Người góp vốn khó thu hồi được tiền

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới liên quan đến vụ việc 32.000 người bị lừa đảo tiền số đa cấp iFan, Luật sư Trương Thanh Đức (Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO) cho biếtviệc huy động vốn hoàn toàn có thể là hợp pháp nếu tận dụng công nghệ khởi nghiệp để vận dụng vào mục đích đích đầu tư kinh doanh, sau đó là trả lãi, lợi nhuận hợp lýcho người đầu tư.

“Tất nhiên là đầu tư sẽ có rủi ro, có thể được nhiều, có thể ít hoặc mất nhưng không gian dối lừa đảo, không bịp bợm, không cung cấp những thông tin gây nhầm lẫn cho nhà đầu tư thì có thể chấp nhận được”, ông Đức nói.

Theo luật sư Trương Thanh Đức, đáng tiếc là 99% hoạt động huy động vốn qua tiền sốhiện nay đều có dấu hiệu bất hợp pháp, lừa đảo, gian dối. “Bản thân tiền sốkhông phải là hàng hóa. Tiền số chỉ là người này, người kia, nhiều người vào mua đi bán lại làm cho chênh lệch giá”, ông Đức nêu quan điểm.

Cũng theo vị luật sư này, hiện cái gọi là đầu tư tiền số hoàn toàn là đầu cơ, không gắn với hệ sinh thái sản xuất, kinh doanh hay sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Người đầu tư mua, bán có lời hoặc chấp nhận rủi ro thì không có vấn đề gì.

“Nhưng những người bán lại là người đưa ra các cam kết lãi suất quá cao hay là bán đa cấp ăn chênh lệch. Bản thân đa cấp hợp pháp thì chênh lệch đấy lấy người sau trả cho người trước, không theo sản phẩm hàng hóa ăn theo đầu người đã phạm pháp thì đa cấp của tiền số gần 100% là phạm pháp, không được phép”, ông Đức nói.

Luật sư Đức cũng chỉ ra những rủi ro lớn từ việc đầu tư tiền số khi không có cơ sở để được trả lãi, hoàn vốn. “Đó là nói về tiền số không lừa đảo, không gian dối. Còn trường hợp tìm mọi cách để huy động tiền sau đó chiếm đoạt, rút chạy, vỡ nợ, gây nguy hại cho xã hội thì mọi người phải phòng tránh chứ luật pháp vẫn không rõ ràng, xảy ra cũng không thể bảo vệ”, ông Đức khẳng định.

Về quyền lợi của người tham gia, ông Đức nhận định: “Việc gỡ gạcquyền lợi cho những người góp vốn đầu tư gần như là số 0. “Thu hồi được của tội phạm được đồng nào thì biết đồng đấy chứ năng lực tài chính ở những công ty đó gần như là số 0”.

Theo đó, số tiền bị mất được chi vào việc tiền người sau chi trả cho người trước, chi phí tổ chức các sự kiện… “Chi phí kia hầu như không phải là ăn hoa hồng kiếm lãi mà nhằm vào số tiền người khác nộp vào, để tẩu tán, cất giấu, chiếm đoạt và cực kỳ khó thu hồi. Cho nên khả năng mất trắng là rất cao. Nếu thu hồi cũng không đáng kể”, ông Đức nói.

Về lỗ hổng pháp lý trong vụ việc này, luật sư Đức cho rằng do pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ dẫn tới người kinh doanh dễ lợi dụng, người đầu tư dễ bị nhầm giữa hợp pháp và không hợp pháp.

Ông cho rằng việc các cơ quan chức năng không quan tâm hoàn thiện hành lang pháp lý, đôn đốc, chấn chỉnh, đặc biệt là cảnh báo người dùng khi trước những cam kết lãi suất cao ngất ngưởng để đỡ thiệt hại cho nạn nhâncũng là lỗ hổng trong sự việc này.

“Các công ty tổ chức những sự kiện với những lời hứa hẹn, chào mời trên mây trên gió, rất nhiều người tham gia, tiền nong chuyển đi ào ào nhưng không có một cơ quan nào phát hiện, cảnh báo sớm để nhiều người tham gia với số tiền lớn như thế đúng là kinh khủng”, vị ôngthông tin thêm.

Người chủ mưucó nguy cơ bị xử lý hình sự

Trong khi đó trả lời phỏng vấn củaMột Thế Giới, luật sư Trương Quốc Hòe (Trưởng văn phòng Luật sư Interla, Hà Nội) cho biếtviệc huy động vốn bằng tiền số đã vi phạm luật pháp Việt Nam.

“Ngay từ khi thế giới xuất hiệnBitcoin (một loạitiền điện tử hoặc tiền số), Ngân hàng Việt Nam đã công bố không công nhận đồng tiền đó. Và trong trường hợp này thì ở Bắc Giang đã khởi tố một vụ án liên quan đến huy động tiền đa cấp, vi phạm hoạt động kinh doanh trái pháp luật”, luật sư Hòe nêu.

Luật sư Hòe lý giải, thứ nhấttiền số không phải là đồng tiền được Chính phủ Việt Nam công nhận để tham gia lưu thông. Thứ 2, hoạt động đa cấp về đồng tiền này cũng vi phạm vì nguyên tắc kinh doanh đa cấp cần phải được Bộ Công Thương cho phép.

“Trong trường hợp này đối tượng được kinh doanh đa cấp là đồng tiền số đã không phải rồi mà lại còn làhoạt động không được cấp phép nữa thì hai điều này hoàn toàn vi phạm pháp luật”, ông Hòe khẳng định.

Trao đổi về trường hợp người đầu tư dùng tiền số làm phương thức thanh toán hoặc tiếp tay cho các đối tượng cầm đầu chiếm đoạt tiền của người đến sau có bị xử lý hình sự hay không, luật sư Hòe cho rằngvề nguyên tắc thì người chủ mưu phải chịu trách nhiệm chính.

Những người hoạt động trong lĩnh vực đa cấp để huy động những đối tượng khác trong trường hợp biết kẻ chủ mưu là lừa đảo sẽ bị cấu thành tội đồng phạm. “Còn họ không biết thì không buộc tội được họ”, luật sư Hòe nói.

Theo luật sư Trương Thanh Đứctội điển hình nhất trong vụ việc “vỡ” đường dây tiền số 15.000 tỉ đồng là Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, khung hình phạt nhẹ nhất là 6 tháng tù, hình phạt cao nhất là chung thân.

Cũng theo ông Đức, tội Kinh doanh đa cấp trái pháp luật, không được cấp phép kinh doanh hoặc có cấp phép kinh doanh nhưng vẫn trái, vẫn vi phạm, gây thiệt hại sẽ phạt tối đa 5 năm tù.

Trịnh Giang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ đa cấp tiền ảo iFan: Người tham gia gần như mất trắng