Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn của bài toán nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần phải chủ động thay đổi, đưa ra giải pháp cải thiện chứ không nên chờ đợi từ thị trường một cách bị động như lâu nay.

Trước thềm CPTPP: Cạnh tranh gắt gao nguồn nhân lực

Lê Oanh | 05/04/2018, 19:07

Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn của bài toán nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần phải chủ động thay đổi, đưa ra giải pháp cải thiện chứ không nên chờ đợi từ thị trường một cách bị động như lâu nay.

Chiều 5.4, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với nhãn hiệu CLS (Cloud Learning System, thuộc Hương Việt Group) đã tổ chức Hội thảo "Giải pháp mới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước thềm CPTPP".

Chất lượng còn thấp

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức được ký kết, mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với cơ hội là không ít thách thức mà đặc biệt là mối lo về chất lượng nguồn nhân lực.

Nhận định về chất lượng nguồn lao động của thị trường lao động Việt Nam,TSLê Kim Dung - Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH) cho biếtnguồn lao động Việt Nam dồi dào và ổn định, tuy nhiêntỷ lệ người lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập.

Ngoài ra, khoảngcách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động ngày càng lớn.Khi xem xét vấn đề thất nghiệp theo góc độ trình độ chuyên môn kỹ thuật thì tỷ lệ thất nghiệp đang có xu hướng gia tăng trong số lao động có trình độ cao.

Theo số liệu điều tra của Viện Khoa học lao động xã hội thì 2/3 số doanh nghiệp cho biết phần lớn người lao động thiếu hụt kỹnăng về chuyên môn và kỹ năng nòng cốt khác.

Báo cáo PCI cũng cho thấy55% doanh nghiệp khẳng định khó tìm kiếm nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của công ty. Cuộc tìm kiếm lại càng khá nhọc nhằn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong những năm qua, khu vực FDI vào Việt Nam ngày một nhiều, tuy nhiên, lực lượng lao động trong các doanh nghiệp chưa thực sự nắm bắt được cơ hội do FDI tạo ra, chưa đủ năng lực để nắm bắt công nghệ sản xuất và quản lý tiên tiến từ nước ngoài.

Có thể nói, đội ngũ lao động nước ta đông về số lượng, nhưng chất lượng theo yêu cầu công nghiệp còn rất hạn chế, đa phần trình độ chuyên môn còn thấp, tay nghề và kỷ luật lao động chưa cao.

Đặc biệt, tình trạng hàng nhái, hàng giả, vi phạm bản quyền, gian lận thương mại rất nhiều, gây ảnh hưởng xấu tới thu hút vốn và công nghệ nước ngoài thông qua FDI.

Theo TSVũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, cải cách hệ thống giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng lao động là yêu cầu quan trọng hiện nay và doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng. Doanh nghiệp không phải chỉ là người đặt hàng, khách hàng của ngành giáo dục còn phải là chủ nhân, nhà đầu tư của hệ thống giáo dục.

Doanh nghiệp là người dự báo nhu cầu và đặt hàng với cơ sở đào tạo, tham gia xây dựng giáo trình, giảng dạy cùng các cơ sở. Doanh nghiệp cũng chính là nơi học viên thực tập, thực hành và kiểm định chất lượng của giáo dục đào tạo. Doanh nghiệp cũng là nơi tiếp nhận và sử dụng nguồn lao động.

Công nghệ tạo nên sự thay đổi

Theo bà Lê Kim Dung, tính cạnh tranh sẽ là thách thức lớn nhất trong khi mức độ sẵn sàngcủa giáo dục nghề nghiệp Việt Nam còn chậm.

“Cạnh tranh giữa Việt Nam với các nước trên thế giới trong việc cung cấp nguồn lao động chất lượng cao ngày càng tăng đòi hỏi chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải được cải thiện đáng kể theo hướng tiếp cận được các chuẩn của khu vực và thế giới nhằmtăng cường khả năng công nhận văn bằng chứng chỉ giữa Việt Nam và các nước khác”, bà Dung nói.

Theo nhận định của TSTrần Mạnh Đức (Ban văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội), cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 sẽtạo ra những thay đổi lớn về cung cầu lao động khi có sự sự xuất hiện của các robot.Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nhiều từ cách mạng 4.0.

Theo nhiều dự đoán, số lao động của Việt Nam sẽ giảm một nửa so với hiện nay. Trong đó, nhiều ngành nghề biến mất nhưng xuất hiện nhiều ngành nghề mới. Do vậy, nguồn nhân lực sẽ được đào tạo lại đề phù hợp với bối cảnh và nhu cầu mới.

Cũng theo ông Đức, cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất trong thời đại cách mạng 4.0 là cạnh tranh nguồn nhân lực. Nếu Việt Nam không chuẩn bị tốt sẽ hụt hơi và không qua được cái bẫy thu nhập trung bình.

Trên thực tế, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện tại chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng cũng như cân đối lao động.Vì vậy, Việt Nam cần đổi mới chất lượng nguồn lao động và phải được bổ sung tại dự thảo Luật Giáo dục đại học.

Trong khi đó, ông Stphan Ulrich, Quản lý dự án vùng của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho rằng“Công nghệ mới là yếu tố quan trọng để thay đổi”.

Cụ thể,CPTPP sẽ mang lại lợi ích rất nhiều cho Việt Nam cũng như lợi ích cho tất cả các nhóm thu nhập.CPTPP cũng sẽ giúp Việt Nam thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài trong các ngành may mặc, da giày, điện tử…, đặc biệt là các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ, "đây là xu hướng mà Việt Nam cần quan tâm thời gian tới".

Theo thống kê có 33% công ty cho rằng làm việc nhóm và 31% cho rằng khả năng trao đổi là quan trọng. Các doanh nghiệp cũng cho rằng các kỹnăng này không được dạy bài bản ở các trường đại học mà thường được hình thành và đào tạo trong quá trình lao động tại doanh nghiệp.

“Doanh nghiệp cho rằngnếu chỉ có nguồn nhân lực tốt mà chưa có quản trị tốt thì không đi đến đâu cả”, vị chuyên gia cho hay.

Về trình độ quản lý, ông nóiViệt Nam chưa thể đạt đến tầm các quốc gia như Nhật Bản hay Hàn Quốc.Do đó, Việt Nam cần mở rộng đào tạo, phổ cập giáo dục, thúc đẩy học sinh tham gia 4 bộ môn: khoa học, công nghệ, toán và kỹ thuật để tìm kiếm công việc có thu nhập cao hơn trong tương lai.

Cũng theo ông Stphan Ulrich,giáo dục đào tạo và khởi nghiệp cần được cải cách. Cần tạo sự kết nối giữa khu vực công và tư trong lĩnh vực đào tạo để làm sao lĩnh vực tư có thể đưa phản ứng, thúc đẩy cho lĩnh vực công thay đổi, cải tiến.

Lê Oanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các ngày lễ năm 2025
5 giờ trước Sự kiện
Công chức, viên chức được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 25.1 - 2.2.2025 (26 tháng chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng giêng năm Ất Tỵ).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trước thềm CPTPP: Cạnh tranh gắt gao nguồn nhân lực