Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) tiếp tục chất vấn Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí về vụ án gỗ trắc. Đây là vấn đề đại biểu Thắng đã theo đuổi suốt một thời gian dài với khoảng 10 lần chất vấn.

Vụ án gỗ trắc được nêu ra trong phiên chất vấn lần thứ 10

Hoài Lam | 15/08/2023, 12:36

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) tiếp tục chất vấn Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí về vụ án gỗ trắc. Đây là vấn đề đại biểu Thắng đã theo đuổi suốt một thời gian dài với khoảng 10 lần chất vấn.

Cán bộ né trách nhiệm nhưng khó lượng hóa

Sáng 15.8, tiếp tục phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp.

Tại phiên họp, đại biểu Trịnh Minh Bình (Vĩnh Long) cho biết, theo báo cáo của Bộ Tư pháp, hiện nay, còn một số nơi cán bộ có biểu hiện sợ trách nhiệm, né tránh công việc trong công tác tham mưu xây dựng thể chế. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng chỉ rõ nguyên nhân chính của vấn đề trên và giải pháp khắc phục trong thời gian tới?

binh.jpg
Đại biểu Trịnh Minh Bình (Vĩnh Long) chất vấn các đại biểu

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận có vấn đề sợ trách nhiệm. Điều này không chỉ Chính phủ, Bộ Tư pháp nói mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và diễn đàn Quốc hội cũng nói nhiều.

Bộ trưởng khẳng định có tình trạng này, nhưng để lượng hóa rất khó, có tình trạng đổ lỗi cho hệ thống pháp luật hoặc do tổ chức thực hiện.

Ông Long cho rằng do không xem xét các vấn đề trên tổng thể mà đổ lỗi do pháp luật; một số nơi có xu hướng giải thích theo hướng “tiện cho mình” hoặc hiểu, áp dụng pháp luật chưa thống nhất, hành chính hóa…, cộng với ảnh hưởng việc nọ việc kia trong bối cảnh hiện nay, nên các bộ, ngành chưa chủ động.

“Bộ Nội vụ đang được giao xây dựng Nghị định bảo vệ khuyến khích cán bộ "dám nghĩ dám làm". Nhưng đây mới chỉ là tầm nghị định của Chính phủ còn văn bản pháp luật liên quan lại ở tầm luật”, ông Long cho hay.

long.jpg
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cũng cho rằng, vấn đề về tình trạng cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm đã được trả lời rất kỹ. Hy vọng, với các giải pháp đã nêu sẽ công phá tình trạng cán bộ né tránh trách nhiệm, không dám làm, không dám chịu trách nhiệm. Bộ Nội vụ đang hoàn thiện dự thảo về vấn đề này trình Chính phủ ban hành (dự kiến trong tháng 8.2023).

Chất vấn lần thứ 10 về vụ án gỗ trắc

Tại phiên chất vấn, đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) đặt câu hỏi Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí về vụ án gỗ trắc: “Tại sao cùng một lô gỗ vật chứng, các cơ quan tố tụng đã căn cứ vào kết quả giám định, định giá trước đó để làm cơ sở buộc tội các bị cáo, nay lại bảo chưa có cơ sở giám định, định giá để xem xét hậu quả hành vi vi phạm bán vật chứng trái phép nên không có căn cứ khởi tố bị can”?

Trả lời câu hỏi của đại biểu Hoàng Đức Thắng, ông Trí cho biết lô gỗ vật chứng đã bán nên không có cơ sở đánh giá. Theo ông Trí, đây là 2 vụ án, một là vụ án buôn lậu, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, đã được xét xử sơ thẩm và phúc thẩm; hai là vụ án ra quyết định trái pháp luật.

Ông Lê Minh Trí cho biết, cơ quan điều tra hiện mới ra quyết định tạm đình chỉ chứ không phải là dừng điều tra, khi có kết quả giám định sẽ phục hồi điều tra.

tri.jpg
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí

Theo Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí, hiện các cơ quan giám định chưa có kết quả nên chưa xác định được hậu quả thiệt hại vì vậy chưa tiếp tục xử lý đươc.

Viện trưởng Lê Minh Trí cũng cho biết, đây là 2 vụ án khác nhau, đối tượng và thời điểm xác định hậu quả là khác nhau. Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao cũng thực hiện đúng trách nhiệm và đúng quy định, khi chưa có căn cứ kết quả giám định thì cơ quan điều tra phải tạm đình chỉ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Đẩy mạnh hơn nữa kỷ luật công vụ

Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu quốc hội về chế tài đối với tham nhũng, tiêu cực, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng, cần thực hiện nghiêm các quy định về công chức, công vụ, cụ thể hóa các yếu tố để xem xét, xử lý kỷ luật. Cần xem xét các yếu tố cấu thành, có liên quan đến việc chậm, hoặc thực hiện không đúng các quy định, chức trách công vụ của mình.

Theo Bộ trưởng, ngoài những yếu tố chế tài như ảnh hưởng đến uy tín, không bầu, không đề xuất vào các vị trí… cần đẩy mạnh hơn nữa kỷ luật công chức, công vụ, công bố đầy đủ thông tin về khiển trách, cảnh cáo, thậm chí cho thôi chức vụ. Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã và đang có những hướng xử lý, tuy nhiên, việc này không hề dễ dàng.

Về chế tài hình sự, Bộ trưởng cho rằng, hiện nay, thông qua một số sự việc điều tra, truy tố, xét xử, kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, đã có những phân tích về các vi phạm, và chừng mực nào đó là lợi ích nhóm trong vấn đề này trong một số vụ việc cụ thể. Nếu xử lý sai về hình sự thì chúng ta sẽ xử lý hình sự nếu có đầy đủ các yếu tố cấu thành. Quy định 69 về kỷ luật tổ chức Đảng và Đảng viên vi phạm và sắp tới là quy định của Bộ Chính trị sẽ có tác dụng tích cực trong vấn đề này.

chat-van.jpg
Phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Trả lời chất vấn đại biểu liên quan đến nguồn nhân lực trong lĩnh vực tư pháp, đặc biệt đội ngũ pháp chế viên và giám định viên. Bộ trưởng khẳng định tình trạng này đúng như đại biểu nêu, đó là lực lượng mỏng, bất cập về cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy. Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp đã làm việc và tìm ra các nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng này.

Trong đó, có 2 nguyên nhân chính, đó là vướng mắc do thực hiện chủ trương của Đảng về sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế nên các tổ chức pháp chế ở các địa phương phải sắp xếp lại theo tinh thần Nghị quyết 18 và theo Nghị định 107. Vì vậy, phòng pháp chế ở Sở Tư pháp giảm đầu mối.

Nguyên nhân thứ hai, trong thực tiễn thì đây là lĩnh vực khó, phức tạp, nhạy cảm; nguồn lực bổ sung, tuyển dụng lực lượng tham gia trực tiếp cho lĩnh vực này không thuận lợi do chính sách khó khăn, yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ sâu.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ án gỗ trắc được nêu ra trong phiên chất vấn lần thứ 10