Kết thúc phiên giao dịch ngày 20.11, VN-Index đã tăng 12,86 điểm, đạt 903,55 điểm. Như vậy, sau 10 năm, kể từ năm 2007, VN-Index đã một lần nữa vượt mốc 900 điểm.

VN-Index phá mốc kỷ lục 900 điểm sau 10 năm

Phan Diệu | 21/11/2017, 05:23

Kết thúc phiên giao dịch ngày 20.11, VN-Index đã tăng 12,86 điểm, đạt 903,55 điểm. Như vậy, sau 10 năm, kể từ năm 2007, VN-Index đã một lần nữa vượt mốc 900 điểm.

Theo đó, chốt phiên giao dịch ngày 20.11, VN-Index tăng 12,86 điểm (1,44%), lên 903,55 điểm với 143 mã tăng và 129 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 175,97 triệu đơn vị, giá trị 5.664,81 tỉ đồng, giảm nhẹ 6,7% về khối lượng, nhưng tăng 5,7% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. VN30-Index cũng tăng mạnh 11,9 điểm (1,358) với 15 mã tăng giá, 1 mã đứng giá và 11 mã giảm giá.

Trái ngược lại với sàn TP.HCM, sàn HNX lại đóng cửa trong sắc đỏ. Chốt phiên giao dịch, HNX-Index giảm 0,2 điểm (0,18%), xuống 108,11 điểm với 39,9 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, giá trị 563,2 tỉ đồng, giảm mạnh hơn 30,5% về khối lượng và giảm 22,7% về giá trị so với phiên cuối tuần trước.

Đáng chú ý, trong phiên giao dịch ngày 20.11, hai cổ phiếu lớn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là VIC và VRE đã tăng hết biên độ cho phép. VIC khớp lệnh gần 2 triệu cổ phiếu, còn VRE là 3 triệu cổ phiếu.

Kết thúc phiên giao dịch, VRE tăng trần và đóng cửa tại 47.700 đồng/cổ phiếu, đưa giá trị vốn hóa thị trường của Vincom Retail lên 90.681 tỉ đồng (tương đương gần 4 tỉ USD). Thanh khoản của VRE trong suốt phiên đạt hơn 3,1 triệu đơn vị. Trong khi đó, cổ phiếu VIC cũng tăng trần lên giá 76.300 đồng/cổ phiếu, cán mốc vốn hóa thị trường là 201.257 tỉ đồng (tương đương 8,8 tỉ USD).

Không chỉ VIC và VRE, một loạt cổ phiếu của các “ông lớn” như: VNM, FPT, MWG, MSN, SAB, BHN, VJC, PLX, GAS, VCB... cũng tăng mạnh kéo theo chỉ số VN-Index tăng gần 13 điểm, dễ dàng vượt mốc 900 điểm.

Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tính đến cuối tháng 10.2017, chỉ số VN-Index đã vượt mốc 800 điểm, tăng hơn 20% so với đầu năm. Hiện tại, chỉ số này đang xếp thứ 9 về mức tăng trưởng trong các chỉ số chứng khoán trên thế giới. Không chỉ vậy, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu cuối tháng 10.2017 của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng lên gần 61% GDP.

Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nói rằng, nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán tăng mạnh là do các cải cách của Chính phủ được triển khai và thực hiện quyết liệt, đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hồi phục.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp lớn đã lên sàn và mặt bằng giá cổ phiếu hấp dẫn đối với nhà đầu tư, cũng giúp thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng tốt.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
VN-Index phá mốc kỷ lục 900 điểm sau 10 năm