Giá trị thực tế của doanh nghiệp để cổ phần hóa tại thời điểm ngày 31.12.2016 được phía Vinalines định giá lên tới 16.741 tỉ đồng

Vinalines tự định giá hơn 16.700 tỉ đồng

tuyetnhung | 07/07/2017, 10:48

Giá trị thực tế của doanh nghiệp để cổ phần hóa tại thời điểm ngày 31.12.2016 được phía Vinalines định giá lên tới 16.741 tỉ đồng

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa trình Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt giá trị doanh nghiệp của Vinalines để làm cơ sở cho việc thực hiện cổ phần hóa.

Vinalines cho biết tại thời điểm ngày 31.12.2016,doanh nghiệp được định giá 16.741 tỉ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 10.144 tỉ đồng, tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp là 1.237 tỉ đồng.

Theo phương án cổ phần hóa Vinalines đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Nhà nước sẽ nắm giữ 65% vốn điều lệ tại công ty mẹ - Vinalines đồng thời công ty mẹ lại nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên tại các công ty cổ phần Cảng Hải Phòng, Cảng Sài Gòn và Cảng Đà Nẵng.

Trước đó, tại báo cáo tài chính riêng năm 2016 được kiểm toán bởi KPMG, Vinalines cho biết công ty đã hoạt động có lãi 2.148 tỉ đồng, tăng so với mức 981,5 tỉ đồng năm 2015. Tổng tài sản của Vinalines được định giá tới 31.12.2016 là 18.909 tỉ đồng.

Báo cáo cũng cho thấy tính đến hết 31.12.2016, tổng nợ phải trả của Vinalines giảm 1.000 tỉ so với năm 2015, còn 6.594 tỉ đồng, trong đó, nợ ngắn hạn là 3.950 tỉ đồng và 2.640 tỉ đồng.

Tuy nhiên, rủi ro của Tổng công ty hiện nay vẫn nằm ở thủ tục phá sản của 3 "cục nợ" là Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn Dương Vinashin (Công ty Vinashinlines), CTCP Vận tải Dầu khí Việt Nam (Công ty Falcon); Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Cà Mau (Công ty CNTT Cà Mau).

Bởi lẽ, nếu cho phá sản những đơn vị trên, Vinalines có thể phải chịu khoản nợ hàng nghìn tỉ đồng. Theo đó, phương án cổ phần hóa sẽ là "cứu cánh" duy nhất cho Vinalines trước tình cảnh "tiến thoái lưỡng nan" hiện nay.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vinalines tự định giá hơn 16.700 tỉ đồng