Một người dân ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) ghi lại được hình ảnh đàn voọc gáy trắng hàng chục con nhảy nhót trên vách đá gần nhà dân.
Bảo vệ môi trường

Video: Đàn voọc gáy trắng xuất hiện gần nhà dân ở Quảng Bình

Bình Hà 03/03/2024 14:16

Một người dân ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) ghi lại được hình ảnh đàn voọc gáy trắng hàng chục con nhảy nhót trên vách đá gần nhà dân.

Đàn voọc gáy trắng xuất hiện trên vách núi gần nhà dân ở Quảng Bình vào chiều 2.3 - Video: Nguyễn Văn Tráng

Chiều 2.3, anh Nguyễn Văn Tráng ở xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) vào nhà anh Nguyễn Văn Tào ở bản Khe Cát thuộc xã này để mua mật ong thì phát hiện một đàn voọc nhảy nhót trên vách đá núi Chông gần khu nhà dân.

screenshot-2024-03-03-123526.jpg
Đàn voọc nhảy nhót, leo trèo trên vách núi gần nhà dân vào chiều 2.3 - Ảnh: Nguyễn Văn Tráng

Theo anh Tráng, lúc đó khoảng 16 giờ, anh và một số người dân thấy đàn voọc nhảy nhót, leo trèo trên vách đá nên ra đứng xem cách khoảng 250m. Mặc dù mọi người nói chuyện ồn ào nhưng những con voọc ở trên vách núi vẫn không tỏ ra sợ hãi.

Người dân ở đây cho biết đàn voọc này xuất hiện trên vách núi Chông đã nhiều lần vào những buổi chiều. Do mọi người có ý thức bảo vệ động vật hoang dã nên không có hành động đe dọa chúng, vì vậy chúng tỏ ra bình thường khi thấy nhiều người đứng ở khoảng cách gần.

screenshot-2024-03-03-123740.jpg
Sau khi dạo chơi gần khu dân cư, đàn voọc trèo lên đỉnh núi để trở vào rừng - Ảnh: Nguyễn Văn Tráng

Lãnh đạo xã Trường Sơn sau khi nắm thông tin về sự xuất hiện của đàn voọc gáy trắng nói trên đã báo cho cơ quan chức năng biết để có phương án bảo vệ chúng.

Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Ninh cũng đã phối hợp với lực lượng bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn, đặc biệt là đàn voọc nói trên.

Voọc gáy trắng có tên khoa học là Trachypithecus Hatinhensis, thuộc bộ linh trưởng, là động vật nhóm 1B, cực kỳ quý hiếm, nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ thế giới.

Tại Quảng Bình, ngoài đàn xuất hiện ở xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh) còn có nhiều voọc gáy trắng sinh sống ở huyện Tuyên Hóa.

Nhằm nỗ lực bảo tồn đàn voọc gáy trắng, UBND tỉnh Quảng Bình đã quy hoạch khu vực rừng đặc dụng lên tới 510ha tại 4 xã Thạch Hóa, Đồng Hóa, Sơn Hóa và Thuận Hóa - nơi loài này cư ngụ; đẩy mạnh mô hình phối hợp quản lý, bảo tồn. UBND huyện Tuyên Hóa cũng đã phối hợp với lực lượng kiểm lâm, Tổ Bảo tồn thiên nhiên thực hiện nhiều biện pháp tuần tra, bảo tồn đàn voọc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Video: Đàn voọc gáy trắng xuất hiện gần nhà dân ở Quảng Bình