Như báo điện tử Một Thế Giới đã thông tin, vừa qua, Giám đốc Sở Công thương TP.Cần Thơ vừa kiến nghị nên cho tái xuất thuốc lá lậu, vừa có tiền, vừa đỡ tốn kém kinh phí tiêu hủy. Thuốc lá thì còn nhiều chuyện phải bàn vì đây là mặt hàng “tế nhị”. Nhưng nên chăng, nhiều mặt hàng nhập lậu nên áp dụng cách này?

Vì sao hàng tỉ đồng cứ mang đi đốt bỏ?

Hồ Hùng | 11/07/2016, 10:53

Như báo điện tử Một Thế Giới đã thông tin, vừa qua, Giám đốc Sở Công thương TP.Cần Thơ vừa kiến nghị nên cho tái xuất thuốc lá lậu, vừa có tiền, vừa đỡ tốn kém kinh phí tiêu hủy. Thuốc lá thì còn nhiều chuyện phải bàn vì đây là mặt hàng “tế nhị”. Nhưng nên chăng, nhiều mặt hàng nhập lậu nên áp dụng cách này?

Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công thương TP.Cần Thơ cho rằng, việc tiêu hủy là rất tốn kémvà hàng đống tiền sẽ thành tro sau khi tiêu hủy.Theo ông Toại, việc tiêu hủy thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu gây lãng phí của cải xã hội, Nhà nước phải bỏ ra một khoản tiền đểthực hiện việcnày.

Tuy nhiên, thuốc lá là mặt hàng có hại cho sức khỏe. Theo luật hiện nay, nếu người dân dù chỉbán vài gói thuốcnhập lậu cũng bị phạt tiền, thậm chí truy tố, thì nay nếu cơ quan nhà nước đứng ra tái xuất thì còn nhiều chuyện phải bàn.

Lâu nay,thuốc lá nhậplậubắt được sẽ đem đitiêu hủy, nhưng ngay cả những mặt hàng “vô tội”nhưbăng đĩa chưa sao chép (đĩatrắng), đường cát, điện thoại cao cấp nhập lậu, không rõ nguồn gốc, theo quy định nếu bắt được cũng phải tiêu hủydù đống hàng ấy vẫn còn sử dụng được.

Như ngày 30.5.2016, tại Lào Cai, hơn 100 chiếc điện thoại di động các loại không rõ nguồn gốc, nhập lậuđãbị cơ quan chức năng tiêu hủy. Trước sự chứng kiến của Hội đồng tiêu hủy, toàn bộ số điện thoại giá trị của các hãng gồm Samsung, Nokia, Oppo... đã được tiêu hủy bằng cách dùngbúa đập vàxe cán qua để không còn khả năng sử dụng. Quả là lãng phí!

Heo nhiễm chất cấmhủy là đương nhiên. Nhưng còn những hàng hóa có giá trị, sao cứ đốt bỏ?

“Hàng lậu chẳng qua là do trốn thuế nhập khẩu và có thể là những mặt hàng bảo hộ trong nước nên không cho nhập. Hàng lậu vẫncó giá trị sử dụng, thậm chí một số mặt hàng có chất lượng cao hơn hàngsản xuất trong nước, thị trường chấp nhận tiêu thụ giá cao hơn hàng nội. Vậy tại sao lại hủy?”, anh Hùng Long, mộtngười dân Cần Thơbày tỏ.

Hay như tháng 5.2015, số hàng 4 tấn gồm rượu ngoại, quần áo, dầu gội, sữa Ensure... nhập lậu trị giá hơn 3 tỉđồng cũng bị Chi cục Quản lý thị trườngtỉnh Quảng Ngãi tiêu hủy. Số hàng này có hàng ngàn súng nhựa, bánh kẹo có xuất xứ từ Trung Quốc, gần 18.300 gói thuốc từ Lào, 1.500 hộpsữa Ensure dạng nước nhập lậu từ Thái Lan và hàng ngànáo, quần giả nhãn hiệu nổi tiếng...bị bắt giữ, tịch thu từ các ô tô vào cuối năm 2014 đến thời điểm ấy.

Rõ ràng, hàng này không có dấu hiệu bất ổn về chất lượng, mà chỉ vì… trốn thuế.Ngay sau khi báo chí đăng tin về 4 tấn hàng này bị đốt, nhiều bạn đọc đãnêu ý kiến: “Tại sao không kiểm định chất lượng các thực phẩm như sữa... Nếu đạt thì có thể dùngđể làm từ thiện, saolại đem đi thiêu hủy? Thật uổng phí!”; “Nên có sự phân định lạiloại hàng nào cần phải tiêu hủy, loại nào bán sung công quỹ, đốt hết thì phí quá”…

Rõ ràng, thịt heo bẩn, thực phẩm bẩn, hàng kém chất lượng… không thể sử dụng bởi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dânthì tiêu hủy là việc không phải bàn. Nhưng hàng hóa còn sử dụng được, ào ào đem tiêu hủy sạch và còn tốn thêm tiền mua xăng đốt, thuê chỗ, chi cho nhân công… thì quá phí.

Ngày 13.6 vừa qua, Cơ quan Thú y và Thực phẩm nông nghiệp Singapore (AVA) cho biếtvừa thực hiện tiêu hủy 7,9 tấn ngà voi trị giá trên 9 triệu USD. Đây là số lượng ngà voi bị chính quyền nước này thu giữ kể từ tháng 1.2014 đến nay và lần đầu tiên được tiến hành tiêu hủy. Nhưng tại sao họ không tái sử dụng để thu về 9 triệu USD?

Lý do rất đơn giản. Ông Desmond Lee, Bộ trưởng cấp cao Bộ Phát triển quốc gia và Bộ Nội vụ Singaporenhấn mạnh: "Việc tiêu hủy lượng ngà voi trên sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng Singapore lên án việc thương mại hóa động vật hoang dã bất hợp pháp.Nếu đem số ngà voi ấy bán đitức làSingapore xem đónhư chuyện đã rồivà vô tình chấp nhận việc tiêu diệt động vật hoang dã".

Như vậy, phải chăng nếu chúng ta chấp nhận việc tái sử dụngtức cam tâm sống chung với buôn lậu? “Theo tôi, không nên nghĩ như thếvà cũng khó so sánh vớichuyện ở Singapore. Singapore quá giàuvà số tiền ấycó lẽ không đáng kể đối với họ. Còn Việt Nam vẫn là quốc gia còn nhiều khó khăn, đâu sang đến nỗi cái gì cũng đốt, cũng phá?”, thạc sĩ -luật sư Trần Thanh Phong, Đoàn Luật sư TP.Cần Thơ nói.

Nguyễn Hồ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI
một giờ trước Khoa học - công nghệ
Hội thảo, Triển lãm Internet Day 2024 diễn ra tại Hà Nội với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao hàng tỉ đồng cứ mang đi đốt bỏ?