Hình ảnh về gấu Bắc Cực từng thu hút sự chú ý đã bị chỉ trích vì đã mô tả hiện tượng quá xa vời, không hề liên quan đến bản chất thực tế và có sức ám ảnh khủng khiếp.

Vì sao gấu Bắc Cực biến mất trong hình ảnh tuyên truyền về biến đổi khí hậu?

Anh Tú | 15/11/2023, 11:00

Hình ảnh về gấu Bắc Cực từng thu hút sự chú ý đã bị chỉ trích vì đã mô tả hiện tượng quá xa vời, không hề liên quan đến bản chất thực tế và có sức ám ảnh khủng khiếp.

gau.jpg
Gấu Bắc cực đối diện với nhiều nguy cơ do biến đổi khí hậu

Trong nhiều năm, hình ảnh gấu Bắc Cực đang tuyệt vọng một cách đáng thương trên những tảng băng là biểu tượng cảnh báo cho biến đổi khí hậu. Nhưng giờ thì điều này không còn đúng nữa khi các chuyên gia bắt đầu nghi ngờ những hình ảnh này.

Mọi chuyện bắt đầu trong một trại săn bỏ hoang ở quần đảo Baffin, miền bắc Canada năm 2017, hai nhiếp ảnh gia Cristina Mittermeier và Paul Nicklen kinh hoàng chứng kiến cảnh một con gấu Bắc Cực lê những bước đi có vẻ như là bước cuối cùng trong đời của nó.

Với bộ lông bong tróc, bạc màu và thân hình gầy gò, con gấu lê từng bước, động tác chậm chạp và khó nhọc. Có lúc, nó dừng lại để tìm kiếm thức ăn trong một chiếc thùng bỏ đi, thậm chí nhai cả miếng đệm xốp trên ghế một chiếc xe trượt tuyết đã bị đem vứt. Nó thật sự rất đói, đói đến mức tuyệt vọng. Người xem còn thấy tuyệt vọng hơn khi không thể làm gì giúp nó.

Mittermeier là người đã chụp lại khoảnh khắc này mà sau đó đã trở thành một trong những hình ảnh về gấu Bắc Cực gây tranh cãi và lan truyền nhất thời gian qua. Mittermeier cho biết: “Thật đau lòng khi chứng kiến ​​con vật này trong vài phút có lẽ là cuối đời của nó”.

Vào tháng 12.2017, bức ảnh của Mittermeier và đoạn video đi kèm của Nicklen đã được đăng trên Tạp chí Địa lý Quốc gia, kèm theo phụ đề gợi ý: "Đây là hình ảnh của biến đổi khí hậu". Cảnh chụp ở quần đảo Baffin đã trở thành một hiện tượng giật gân, nhanh chóng thu hút khoảng 2,5 tỉ lượt xem và thúc đẩy những cuộc thảo luận toàn cầu về mối đe dọa băng tan cũng như hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Hình ảnh khác về gấu Bắc Cực như khi đang đau khổ bám vào những tảng băng trôi hoặc ở cô đơn trên vùng đất xa xôi ở Bắc Cực ngay lập tức đã trở thành biểu tượng cho cuộc khủng hoảng khí hậu. Tuy nhiên, trong những năm qua, các nhà khoa học, các nhà hoạt động và cả giới truyền thông đã bắt đầu rời xa những hình ảnh này sau khi có những câu hỏi liệu những tấm ảnh có thực sự vẽ nên một bức tranh thực tế về biến đổi khí hậu hay không.

Hình ảnh từng thu hút sự chú ý đã bị chỉ trích vì đã mô tả hiện tượng quá xa vời, không hề liên quan đến bản chất thực tế và có sức ám ảnh khủng khiếp. Từ đó, dẫn đến lời kêu gọi thể hiện đa dạng hơn về biến đổi khí hậu. Các phương tiện truyền thông bắt đầu tránh xa những bức ảnh mang tính biểu tượng này, thay vào đó chọn những hình ảnh về thời tiết khắc nghiệt, chẳng hạn như sóng nhiệt, hạn hán và bão lũ, vốn nhấn mạnh một vấn đề gần gũi hơn với chúng ta.

Mặc dù giới chuyên gia đều đồng ý rằng các tảng băng đang tan chảy với tốc độ kỷ lục, nhưng một số người đã cảnh báo hình ảnh những con gấu Bắc cực tuyệt vọng có thể không kể hết câu chuyện.

Mật độ băng biển đã giảm 13% mỗi thập niên kể từ năm 1979 do nhiệt độ toàn cầu ngày càng tăng. Vào năm 2023, băng biển ở Nam Cực thấp hơn nhiều so với bất kỳ mức nào được ghi nhận ở các mùa đông trước đó – một cột mốc mà Trung tâm Dữ liệu Băng Tuyết Quốc gia gần đây gọi là “đáng kinh ngạc”.

Một trong số các nạn nhân của sự biến đổi này là gấu Bắc Cực do chúng dành ít thời gian hơn trên băng biển, khiến chúng nhịn ăn lâu hơn, trở nên gầy hơn và có ít con hơn. Nhưng Michael Pritchard, một nhà sử học ảnh tại Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoàng gia ở Anh, cảnh báo rằng việc chụp những bức ảnh gấu Bắc cực gây sốc theo đúng hiện tượng bên ngoài rất dễ "có vấn đề".

Pritchard nói: "Chúng ta cần nghĩ về bối cảnh bức ảnh được chụp, nó được chụp như thế nào và tại sao nó được chụp. Họ nói rằng các tấm ảnh không bao giờ nói dối. Nhưng thực ra, nó có thể kể một câu chuyện rất khác so với thực tế".

Để đáp lại những lời chỉ trích xung quanh bức ảnh con gấu Bắc Cực đói khát của Mittermeier, trong đó có ý kiến cho rằng các yếu tố khác như ung thư có thể gây ra tình trạng của gấu trong ảnh, Tạp chí Địa lý Quốc gia sau đó đã phải ra một tuyên bố thừa nhận rằng họ đã "đi quá xa" khi tạo ra mối liên hệ giữa loài gấu Bắc Cực đang hấp hối và biến đổi khí hậu.

Trong bài viết tiếp theo cho Tạp chí Địa lý Quốc gia, Mittermeier mô tả mình đã "mất kiểm soát đối với câu chuyện" như thế nào khi hình ảnh được lan truyền rộng rãi. Tuy nhiên, với tư cách là người đồng sáng lập SeaLegacy (một tổ chức thực hiện các chiến dịch chống biến khí hậu) Mittermeier biện hộ rằng mình không có ý định đưa ra một khẳng định khoa học mà chỉ nêu ra vấn đề.

Mittermeier nói: “Khi các nhà khoa học nói rằng gấu trắng sẽ chết đói ở Bắc Cực vì băng biển biến mất, thì (tấm ảnh sẽ mô tả) mọi chuyện sẽ diễn ra như thế này. Thực tế không chỉ là con số khô khan trên bảng tính. Chúng tôi hy vọng điều đó sẽ có tác động đến các cuộc thảo luận", đồng thời cô thừa nhận những hình ảnh ấn tượng có thể làm thay đổi diễn ngôn.

Mittermeier nói thêm: “Tôi thực sự muốn bức ảnh này trở thành khoảnh khắc giúp chúng ta dừng lại để nhận ra rằng biến đổi khí hậu là mối đe dọa hiện hữu đối với nhân loại và nó bắt đầu từ các loài động vật”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao gấu Bắc Cực biến mất trong hình ảnh tuyên truyền về biến đổi khí hậu?