Trong bối cảnh loạt dự án điện gió, mặt trời... vào tầm ngắm của các cơ quan quản lý nhà nước, 8 tháng vừa qua chỉ số phân phối điện của nhiều tỉnh đã giảm mạnh.

Vì sao chỉ số phân phối điện của nhiều tỉnh giảm mạnh?

Tuyết Nhung | 12/09/2022, 07:51

Trong bối cảnh loạt dự án điện gió, mặt trời... vào tầm ngắm của các cơ quan quản lý nhà nước, 8 tháng vừa qua chỉ số phân phối điện của nhiều tỉnh đã giảm mạnh.

8 tháng đầu năm, các chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp và thương mại tăng cao, do thời điểm này năm ngoái dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp. Mặc dù nhu cầu hàng hóa ở các thị trường là đối tác thương mại lớn của Việt Nam suy giảm đáng kể nhưng vẫn có nhu cầu tiêu dùng nên sản xuất và xuất khẩu vẫn trưởng tốt ở nhiều các nhóm hàng sản xuất và xuất khẩu chủ lực.

phan-phoi-dien.jpg
Nhiều dự án điện mặt trời vào tầm ngắm của cơ quan quản lý nhà nước

Bên cạnh đó, tiêu dùng ở thị trường trong nước tiếp tục tăng cao do việc mở cửa thị trường du lịch, việc làm và thu nhập gia tăng nên ngoài nhu cầu các mặt hàng thiết yếu, từ tháng 8 tiêu dùng các mặt hàng không thiết yếu đã bắt đầu tăng cao trở lại… đây cũng là yếu tố tích cực tác động đến chỉ số sản xuất công nghiệp và thương mại trong nước tăng cao

Trong 8 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng tại 61 địa phương và chỉ giảm ở 2 địa phương. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Chẳng hạn như, chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 8 tháng năm 2022 của Bắc Giang tăng 53,9% so với cùng kỳ năm trước; Cần Thơ tăng 28,4%; Khánh Hòa tăng 25,8%; Quảng Nam tăng 25,5%; Vĩnh Long tăng 25,1%; Bến Tre tăng 22,7%. Chỉ số sản xuất của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao ở một số địa phương do thủy điện tăng cao như: Đắk Lắk tăng 42,7%; Lai Châu tăng 40,7%; Sơn La tăng 31,3%; Hà Giang tăng 27,4%.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP 8 tháng tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước khi hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chưa lấy lại đà tăng trưởng cao như thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.

Cụ thể, một số địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước như: Lào Cai tăng 9,3%; Quảng Ngãi tăng 6,7%; Bắc Kạn tăng 5,4%; Ninh Bình tăng 3,3%; Hà Tĩnh giảm 9,9%.

Một số địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước như: Ninh Thuận tăng 5,2%; Hà Tĩnh giảm 37,9%; Trà Vinh giảm 36%; Cà Mau giảm 11,7%; Bình Thuận giảm 2,8%. Địa phương có ngành khai khoáng tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước như: Bắc Kạn tăng 3,4%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 1,2%; Cà Mau giảm 24,6%; Ninh Thuận giảm 15,5%; Lào Cai giảm 8,8%.

Liên quan đến thực trạng chỉ số phân phối điện của nhiều địa phương giảm mạnh là vì trên thực tế, từ năm 2020 đến nay, có nhiều địa phương công bố những sai phạm khi kiểm tra các dự án điện mặt trời mái nhà trên địa bàn. Đơn cử, tỉnh Đắk Lắk hiện có hơn 360 đơn vị đăng ký xây dựng trang trại lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà, nhưng thực tế chỉ thấy sản xuất điện mặt trời.

Còn tại Vĩnh Long, một số dự án điện mặt trời mái nhà theo hình thức trang trại đã "lộ" loạt sai phạm sau quá trình kiểm tra của Sở Công Thương Vĩnh Long. Khi kiểm tra hơn 40 dự án điện mặt trời mái nhà trên địa bàn, Sở này phát hiện một số sai phạm trong đầu tư, công tác nghiệm thu, đấu nối các dự án điện mặt trời mái nhà.

Sai phạm phổ biến tại các dự án điện mặt trời mái nhà trang trại là lắp trên mái công trình nông nghiệp, dưới hình thức trang trại nhưng chưa đảm bảo các tiêu chí về trang trại. Có dự án chênh lệch số liệu công suất pin lắp đặt giữa biên bản, hồ sơ nghiệm thu với hợp đồng mua bán điện đã ký với điện lực.

Bài liên quan
Nỗ lực tách bạch chi phí phân phối điện và bán lẻ điện thời gian tới
Trong Đề án Tái cơ cấu ngành điện giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 vừa được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phê duyệt có nêu rõ việc tách bạch chi phí phân phối điện và bán lẻ điện của Tổng công ty Điện lực sẽ là một trong những mục tiêu trọng tâm của ngành thời gian tới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao chỉ số phân phối điện của nhiều tỉnh giảm mạnh?