Campuchia đặt hàng 1 triệu liều vắc xin COVID-19 thông qua chương trình COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tham gia điều phối, không bao gồm sản phẩm do Sinovac (Trung Quốc) phát triển.

Vì sao Campuchia từ chối vắc xin COVID-19 của Trung Quốc?

Cẩm Bình | 20/12/2020, 10:35

Campuchia đặt hàng 1 triệu liều vắc xin COVID-19 thông qua chương trình COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tham gia điều phối, không bao gồm sản phẩm do Sinovac (Trung Quốc) phát triển.

Ngày 15.12, trong một bài phát biểu qua Facebook, Thủ tướng Hun Sen tuyên bố chỉ tin tưởng và chấp nhận vắc xin được WHO phê duyệt. Ông nói một cách cứng rắn: “Campuchia không phải thùng rác cũng không phải là nơi để thử nghiệm vắc xin”.

Ngay sau đó, Bộ Y tế Campuchia vội vàng giải thích tuyên bố của Thủ tướng Hun Sen không có nghĩa nước này công khai từ chối vắc xin COVID-19 của Trung Quốc như trang Nikkei Asian Review nhận xét. Giáo sư quan hệ quốc tế Sophal Ear thuộc Đại học Occidental (Mỹ) gọi đây là hành động đổ lỗi vì không dám làm mất lòng Trung Quốc.

vc.jpg
Vắc xin COVID-19 của Trung Quốc không được tin tưởng - Ảnh: Reuters

Học giả Sovinda Po thuộc Viện nghiên cứu Hợp tác và Hòa bình Campuchia chỉ ra 3 lý do khiến chính quyền Phnom Penh cân nhắc kỹ càng khả năng chọn dùng vắc xin “made in China”:

Thứ nhất, nước này không bị ảnh hưởng nặng nề nên không cần gấp rút triển khai chương trình tiêm chủng rộng rãi. Campuchia hiện chỉ có 362 ca mắc COVID-19 với vài trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng và chưa có ca tử vong nào.

Thứ hai, Thủ tướng Hun Sen muốn bảo vệ công sức chống dịch hiệu quả hiện tại. Học giả Po nhận xét: “Nếu chấp nhận vắc xin Trung Quốc ngay bây giờ và để xảy ra chuyện xấu, niềm tin mà chính quyền cố gắng xây dựng sẽ sụp đổ”.

Cuối cùng, động thái lưỡng lự là thông điệp gửi đến phương Tây rằng Campuchia không phải quốc gia mà Trung Quốc tùy ý điều khiển. Đây là thông điệp quan trọng trong bối cảnh đối đầu Mỹ - Trung đang rất căng thẳng.

Vài năm qua chính quyền Bắc Kinh tìm cách tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á mà đặc biệt là Campuchia, làm dấy lên chỉ trích Campuchia quá phụ thuộc Trung Quốc.

Quan hệ Mỹ - Campuchia lại đi theo chiều hướng xấu. Đặc biệt vụ phá bỏ 1 công trình Mỹ giúp đỡ xây dựng tại căn cứ hải quân Ream càng khiến gia tăng nghi ngờ quốc gia Đông Nam Á muốn cho quân đội Trung Quốc đồn trú. Chính quyền Phnom Penh đã phủ nhận việc này.

Học giả Po cho rằng trên thực tế mọi động thái xích lại gần Trung Quốc đều đã được tính toán cẩn thận, không nên nghĩ Campuchia luôn sẵn lòng chiều theo Trung Quốc.

Giáo sư Ear cũng đánh giá chấp nhận vắc xin Trung Quốc khi thông tin xấu về cách thử nghiệm chúng xuất hiện đầy trên truyền thông sẽ khiến Thủ tướng Hun Sen mang tiếng vô trách nhiệm.

Hiện chưa có đơn vị phát triển vắc xin COVID-19 nào của Trung Quốc công bố kết quả thử nghiệm trên người giai đoạn cuối. Nhưng giới chức nước này vẫn triển khai chương trình tiêm chủng rộng rãi bất chấp khuyến cáo từ các chuyên gia.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không dùng vắc xin Trung Quốc không có nghĩa không nhận đầu tư từ Trung Quốc, theo giáo sư Ear.

Học giả Kimkong Heng theo học chương trình tiến sĩ tại Đại học Queensland (Australia) nhận xét tuyên bố của Thủ tướng Hun Sen khá khôn ngoan, thể hiện ông hiểu rõ về quá trình phát triển vắc xin COVID-19 đồng thời tỏ ra có trách nhiệm. Có thể Thủ tướng Hun Sen nghĩ rằng hiện tại tốt nhất nên chờ đợi diễn biến sắp tới rồi mới đưa ra quyết định.

Bài liên quan
Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới
Nhận lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á Chung Eui-yong, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IP

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục
7 giờ trước Sự kiện
Thủ tướng đồng ý với phương án Bộ LĐ-TB-XH đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao Campuchia từ chối vắc xin COVID-19 của Trung Quốc?