Văn phòng Chính phủ (VPCP) đã tiên phong đổi mới toàn bộ cách làm việc và quản lý hồ sơ công việc của gần 700 cán bộ, công chức VPCP, xử lý hơn 2 triệu văn bản đến và phát hành hơn 400.000 văn bản mới; thời gian xử lý văn bản nhanh hơn gấp 5 lần; trung bình mỗi ngày có hàng trăm phiếu trình được ký duyệt qua các thiết bị di động thông minh,… hiện nay VPCP đã phối hợp với Tập đoàn Viettel tiến hành nâng cấp hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc (QLVB&HSCV), đảm bảo sẵn sàng cho việc kết nối

Văn phòng Chính phủ tiên phong trong gửi nhận văn bản điện tử

Bài PR theo HĐQC | 06/03/2019, 17:05

Văn phòng Chính phủ (VPCP) đã tiên phong đổi mới toàn bộ cách làm việc và quản lý hồ sơ công việc của gần 700 cán bộ, công chức VPCP, xử lý hơn 2 triệu văn bản đến và phát hành hơn 400.000 văn bản mới; thời gian xử lý văn bản nhanh hơn gấp 5 lần; trung bình mỗi ngày có hàng trăm phiếu trình được ký duyệt qua các thiết bị di động thông minh,… hiện nay VPCP đã phối hợp với Tập đoàn Viettel tiến hành nâng cấp hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc (QLVB&HSCV), đảm bảo sẵn sàng cho việc kết nối

Chính phủ quyết liệt trong thực hiện gửi nhận văn bản điện tử

Hướng đến mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số, nền kinh tế số, đổi mới quy trình thủ tục hành chính để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt nhất; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12.7.2018 về gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.

Quyết định trên được áp dụng đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Trong đó, tại VPCP, Quyết định được triển khai gồm 13 nhiệm vụ thuộc các nhóm nội dung: Xây dựng Trục liên thông văn bản quốc gia; hoàn thiện phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc (QLVB&HSCV); xây dựng, hoàn thiện các văn bản, quy định phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử; bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống và sao lưu văn bản điện tử; tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc.

Đặc biệt, trong công tác hoàn thiện phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc tại VPCP, Vụ Tổ chức cán bộ được giao chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục, đơn vị và Tập đoàn Viettel hoàn thiện Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc phù hợp với Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg, kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia và phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử giữa Văn phòng Chính phủ với các Cơ quan nhà nước; phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ cấp phát đầy đủ các chứng thư số chuyên dùng phục vụ ký số văn bản điện tử, gửi, nhận văn bản điện tử.


Vụ trưởng Vụ tổ chức VPCP sử dụng hệ thống

Tiên phong trong cuộc cách mạng không giấy tờ

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, từ những năm 2012, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ (VPCP) đã rất quyết tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc và nhanh chóng đưa vào sử dụng phần mềm QLVB&HSCV.
Phần mềm QLVB&HSCV đến nay đã giúp thay đổi căn bản phương thức làm việc của cán bộ công chức VPCP trong các công tác quản lý, tiếp nhận, xử lý và ban hành các văn bản hành chính. Thay vì trước đây chỉ có thể làm việc bằng giấy tờ thì nay các văn bản thông thường (trừ văn bản mật - hiện Văn phòng Chính phủ vẫn thực hiện trình ký bằng giấy) đều được điện tử hóa.

Đặc biệt, VPCP là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công ký số có tích hợp chứng thư của Ban Cơ yếu trong công tác xử lý văn bản, đặc biệt là bản tích hợp ký số trên SIM, sử dụng phiên bản App Mobile hướng đến xây dựng một VPCP không giấy tờ.

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, gửi nhận văn bản là bước đi đầu thực hiện Chính phủ điện tử. Việc gửi nhận văn bản điện tử thay thế văn bản truyền thống giấy tờ là từng bước thực hiện VPCP không giấy tờ. Hiện nay, VPCP đã sắp sếp bài bản để triển khai văn phòng không giấy tờ với tinh thần VPCP là cơ quan tiên phong thực hiện. Đây là nhiệm vụ VPCP coi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu để triển khai nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ.

“Về lộ trình, cách làm, VPCP phải đi trước, thay đổi cách làm và phải gương mẫu làm tốt, làm đâu được đấy, làm đâu chắc đấy, không làm hình thức, lấy hiệu quả là mục tiêu phấn đấu. Tinh thần xây dựng Chính phủ điện tử là nhìn rộng, làm nhanh nhưng bắt đầu từ những cái nhỏ nhất”, Bộ trưởng nhấn mạnh thêm.

Hiện tại, Phần mềm QLVB&HSCV phụ vụ cho khoảng 700 cán bộ công chức tham gia vào hệ thống, bao gồm: Lãnh đạo Chính phủ; lãnh đạo VPCP; lãnh đạo các Vụ, Cục, Đơn vị; Văn thư; chuyên viên các cấp và hiện đã được triển khai kết nối tới tất cả các Bộ, Địa phương trên toàn quốc.

Tính đến nay, phần mềm QLVB&HSCV đã xử lý hơn 2 triệu văn bản đến và hơn 400.000 văn bản phát hành; hệ thống còn cung cấp các công cụ hữu ích giúp cho lãnh đạo VPCP có thể theo dõi, giám sát, đôn đốc thực hiện công việc.

Di động hóa công tác quản lý văn bản và hồ sơ công việc

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả tối đa trong công tác quản lý và mang đến sự thuận tiện cho người dùng, đặc biệt phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo. VPCP đã phối hợp với Tập đoàn Viettel nghiên cứu và phát triển thành công hệ thống quản lý trên thiết bị di động. Việc đưa vào sử dụng phiên bản này đã tạo nên một cuộc cách mạng mới trong quản lý công việc, giúp người dùng có thể xử lý văn bản trong mọi tình huống, mọi lúc mọi nơi, ngay trong cuộc họp hay trong chuyến công tác, giúp người dùng chủ động, tiết kiệm thời gian giải quyết công việc, tiết kiệm chi phí in ấn phục vụ cho việc tra cứu xác thực hồ sơ đính kèm. Phiên bản này cũng rất đặc biệt, hỗ trợ đầy đủ các module quan trọng nhất cho lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo VPCP xử lý công việc, cho phép sử dụng đăng nhập bảo mật bằng vân tay với đầy đủ các tính năng, tiện ích như: Xử lý văn bản đến, xử lý phiếu trình, ký duyệt điện tử, gửi nhận thư điện tử, tra cứu văn bản phát hành,…

Đặc biệt việc tích hợp chứng thư số của Ban Cơ yếu Chính phủ trên SIM của Viettel đã giúp cho các đồng chí Lãnh đạo chủ động ký duyệt, xem văn bản mọi lúc, mọi nơi ngay cả khi đang họp hay đi công tác.

Theo đó, từ khâu quản lý văn bản đến và phân công xử lý văn bản: Lãnh đạo đơn vị có thể tiếp nhận và phân cho chuyên viên xử lý ngay lập tức, giúp đẩy nhanh tiến độ xử lý văn bản. Từquản lý phiếu trình đến ký phê duyệt phiếu trình: Lãnh đạo sẽ nhận được tin nhắn SMS khi cấp dưới trình ký, và có thể xử lý, ký duyệt văn bản mọi lúc mọi trong vòng 30 giây.

VPCP đã và đang tiếp tục phối hợp cùng Tập đoàn Viettel triển khai hệ thống, đến nay hệ thống đã trở thành một công cụ thiết yếu trong công việc, được VPCP thường xuyên quan tâm, nâng cấp, cải tiến theo thay đổi quy trình nghiệp vụ, yêu cầu thực tế công việc. Hệ thống đáp ứng tốt và thiết thực nhu cầu xử lý công việc nên được mọi Cán bộ Công chức ủng hộ và thường xuyên sử dụng.

D.T
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục
8 giờ trước Sự kiện
Thủ tướng đồng ý với phương án Bộ LĐ-TB-XH đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Văn phòng Chính phủ tiên phong trong gửi nhận văn bản điện tử