Vắc xin ngừa COVID-19 do Viện Sản phẩm sinh học Vũ Hán - đơn vị trực thuộc Tập đoàn Kỹ thuật sinh học Trung Quốc (CNBG) - đã hoàn thành thử nghiệm trên người giai đoạn một lẫn giai đoạn hai, thành công tạo ra miễn dịch.

Ứng viên vắc xin COVID-19 của Trung Quốc có bước tiến mới

18/06/2020, 15:11

Vắc xin ngừa COVID-19 do Viện Sản phẩm sinh học Vũ Hán - đơn vị trực thuộc Tập đoàn Kỹ thuật sinh học Trung Quốc (CNBG) - đã hoàn thành thử nghiệm trên người giai đoạn một lẫn giai đoạn hai, thành công tạo ra miễn dịch.

Cơ sở xử lý vi rút và sản xuất vắc xin do Tập đoàn Kỹ thuật sinh học Trung Quốc (CNBG) xây dựng - Ảnh: SCMP

Công tác thử nghiệm loại vắc xin này trên người bắt đầu vào tháng 4 tại tỉnh Hà Nam. Tình nguyện viên trong độ tuổi 18 - 59 được tiêm các liều thấp, trung bình, cao. Hai đến bốn tuần sau họ tiêm liều thứ hai để nghiên cứu phản ứng miễn dịch cũng như mức độ an toàn.

Tổng cộng có 1.120 tình nguyện viên tham gia. Thử nghiệm cho thấy vắc xin an toàn, không có sự cố hay tác dụng phụ nghiêm trọng.

“Ở các nhóm tiêm chủng liều lượng khác nhau đều ghi nhận nồng độ kháng thể cao”, CNBG tuyên bố.

Tập đoàn chuẩn bị chuyển sang giai đoạn thử nghiệm thứ ba ở nước ngoài bằng cách hợp tác với công ty/ tổ chức tại quốc gia khác. Trung Quốc không còn phù hợp do số ca nhiễm COVID-19 giảm mạnh, gây khó cho việc xác định liệu vắc xin có bảo vệ người được tiêm khỏi rủi ro lây nhiễm từ trong cộng đồng hay không.

Trung Quốc có 5 ứng viên vắc xin đang thử nghiệm lâm sàng, gồm 4 loại dùng vi rút bất hoạt cùng 1 loại dùng công nghệ tái tổ hợp vector vi rút. Ngoài Viện Sản phẩm sinh học Vũ Hán thì một đơn vị trực thuộc CNBG khác là Viện Sản phẩm sinh học Bắc Kinh cũng phát triển vắc xin.

CNBG xây cho mỗi đơn vị một cơ sở xử lý vi rút và sản xuất vắc xin. Tổng công suất hai cơ sở có thể lên đến 200 - 220 triệu liều/năm.

Cuối tuần trước, công ty công nghệ sinh học Sinovac (Bắc Kinh) cũng thông báo hoàn thành hai giai đoạn thử nghiệm trên người với kết quả vắc xin của họ tạo ra kháng thể cho 90% số tình nguyện viên, không gây tác dụng phụ nghiêm trọng.

Sinovac báo cáo kết quả lên cơ quan chức năng Trung Quốc nhằm xin phép thử nghiệm ở nước ngoài (tại Brazil).

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan
Doanh số smartphone nước ngoài ở Trung Quốc giảm gần 45% vào tháng 10, Apple thêm khó khăn vì dòng Huawei Mate 70
Doanh số smartphone thương hiệu nước ngoài, gồm cả iPhone, ở Trung Quốc giảm 44,25% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu trực thuộc chính phủ công bố hôm 27.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ứng viên vắc xin COVID-19 của Trung Quốc có bước tiến mới