Việt Nam đang tăng cường hợp tác quốc tế trong việc thúc đẩy truy xuất nguồn gốc, thừa nhận kết quả truy xuất nguồn gốc lẫn nhau.

Ứng dụng công nghệ trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt

Thu Anh | 24/03/2022, 16:45

Việt Nam đang tăng cường hợp tác quốc tế trong việc thúc đẩy truy xuất nguồn gốc, thừa nhận kết quả truy xuất nguồn gốc lẫn nhau.

Từng bước góp phần chuyển đổi số

Tại Hội thảo “Truy xuất nguồn gốc, ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt” vừa diễn ra tại Hà Nội, theo ông Bùi Bá Chính – Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số mã vạch quốc gia (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ KH-CN), hiện nay Việt Nam đã hoàn thiện cơ bản hệ thống các văn bản quy phạm, pháp luật, TCVN, QCVN về truy xuất nguồn gốc.

"Việt Nam cũng đang tăng cường hợp tác quốc tế trong việc thúc đẩy truy xuất nguồn gốc, thừa nhận kết quả truy xuất nguồn gốc lẫn nhau", ông Chính nhấn mạnh.

Tại Hội thảo, ông Chính cũng cho biết truy xuất nguồn gốc những năm gần đây đã từng bước góp phần chuyển đổi số trên thực tế doanh nghiệp, hỗ trợ quản trị nội bộ nhằm tối ưu hiệu quả hoạt động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Đặc biệt, tạo cơ sở dữ liệu được cập nhật và bổ sung theo thời gian thực giúp thống kê báo cáo chính xác phục vụ hiệu quả cho việc xây dựng và thực thi chiến lực, chính sách, kế hoạch. Truy xuất nguồn gốc còn giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế thương hiệu, tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng.

truy-xuat-nguon-goc-giup-doanh-nghiep-nang-cao-vi-the-thuong-hieu.jpg
Truy xuất nguồn gốc giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng - Ảnh: Internet

Ứng dụng Blockchain trong truy xuất nguồn gốc

Chia sẻ về việc ứng dụng truy xuất nguồn gốc, chuỗi giá trị số hóa trong tiêu thụ nông sản sạch, ông Phan Việt Hoàn (Tổng giám đốc Công ty CP Cung ứng thực phẩm sạch FRESHDI) thẳng thắn chỉ ra rằng chuỗi cung ứng nông sản hiện nay đang tồn tại khá nhiều hạn chế.

Điển hình như nhiều khâu trung gian, giá thành bị đẩy lên cao; thiếu hoạt động mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới; các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chưa rõ ràng, thiếu thông tin. Phát triển hình ảnh, thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm chưa được quan tâm; thiếu cơ chế, kênh tiếp nhận phản hồi của khách hàng hiệu quả…

Chia sẻ về startup công nghệ FRESHDI, theo ông Hoàn, FRESHDI ra đời với tiêu chí ứng dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng thực phẩm với 2 mục tiêu chính, bao gồm tăng giá trị sản phẩm, bảo vệ thương hiệu thông qua truy xuất xác thực nguồn gốc thực phẩm và sàn giao dịch thương mại điện tử tin cậy.

FRESHDI phát triển các giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, kết nối trực tiếp đơn vị phân phối và nhà sản xuất nông sản, dựa trên giải pháp truy xuất và xác thực xuyên suốt chuỗi cung ứng thực phẩm theo nguyên tắc “một bước trước, một bước sau”.

Đặc biệt, ông Hoàn nhấn mạnh tới việc “ứng dụng công nghệ Blockchain cho truy xuất nguồn gốc một cách đơn giản, dễ hiểu”. Cụ thể, công nghệ Blockchain giúp gia tăng giá trị sản phẩm và bảo vệ thương hiệu bằng cách công khai, minh bạch hành trình sản xuất, đảm bảo thông tin tin cậy và không thể bị sửa xóa…

truy-xuat-nguon-goc-giup-doanh-nghiep-nang-cao-vi-the-thuong-hieu.png
FRESHDI ra đời với tiêu chí ứng dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng thực phẩm - Ảnh: FRESHDI

Xuất khẩu nông sản Việt sang Mỹ, Trung Quốc còn nhiều khó khăn

Trên cương vị là Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Bến Tre), bà Ngô Tường Vy nhận định Mỹ là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất hiện nay của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu trên 2,3 tỉ USD.

Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn đứng thứ hai (sau Mỹ) của Việt Nam. Theo bà Vy, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu sầu riêng của Thái Lan, Maylaysia. Năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu hơn 870.000 tấn sầu riêng của Thái Lan, mang lại doanh thu ít nhất 4,1 tỉ USD cho đất nước này.

Tuy nhiên, bà Vy cho rằng hiện nay mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu sang Mỹ còn nhiều hạn chế, khó khăn do quy định của thị trường Mỹ nghiêm ngặt. Doanh nghiệp phải chịu chi phí tuân thủ và chi phí logistic tăng cao…

Chưa kể, sản phẩm trái cây tươi khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ đều phải được xử lý chiếu xạ. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, chi phí tàu chuyên chở hàng hóa tăng cao, các chuyến tàu cập cảng tại Mỹ trễ từ 10 - 15 ngày so với thời kỳ trước, dẫn đến chất lượng sản phẩm không được đảm bảo.

Đối với công tác mở cửa, phát triển thị trường tại Trung Quốc, nông sản Việt Nam cũng đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. Cụ thể, đối với sầu riêng, bà Vy cho biết sản phẩm này vẫn đang đợi phía Trung Quốc cho phép xuất khẩu chính ngạch. Sầu riêng muốn xuất khẩu chính ngạch được sang thị trường Trung Quốc cần phải được cấp mã số vùng trồng và nhà đóng gói, tuân thủ giống như xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Bên cạnh những phân tích kể trên, bà Vy cũng chỉ ra rằng một số địa phương còn chưa dành sự quan tâm đúng mức đối với công tác kiểm tra, giám sát và quản lý vùng trồng. Cán bộ kỹ thuật ở một vài địa phương còn chưa có nhận thức và năng lực kiểm tra đồng đều. Chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp vi phạm về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Nhận thức của người dân ở nhiều vùng được cấp mã số còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu...

Bài liên quan
Ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt
Việc ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản được xem là chìa khóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ứng dụng công nghệ trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt