Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba hôm 15.2 khẳng định chỉ có Kiev và NATO mới có quyền lên tiếng về chuyện Ukraine có gia nhập khối hay không

Ukraine vẫn nuôi hy vọng gia nhập NATO bất chấp sức ép từ Nga

Hoàng Vũ | 16/02/2022, 15:02

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba hôm 15.2 khẳng định chỉ có Kiev và NATO mới có quyền lên tiếng về chuyện Ukraine có gia nhập khối hay không

"Không ai ngoài NATO và Ukraine nên có tiếng nói trong cuộc thảo luận về tư cách thành viên của Ukraine trong NATO ở tương lai", Ngoại trưởng Kuleba phát biểu trong cuộc họp báo sau cuộc gặp người đồng cấp Ý Luigi Di Maio ở thủ đô Kiev hôm 15.2.

Người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Ukraine cho biết Ngoại trưởng Ý Luigi Di Maio cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ rằng Nga không nên có quyền tác động tới triển vọng và vị trí của Ukraine trong khu vực châu Âu - Đại Tây Dương.

Theo ông Kuleba, Ý đã đồng ý rằng "các hành động gây hấn và khiêu khích" của Nga gần biên giới Ukraine không chỉ là vấn đề an ninh của riêng Ukraine mà còn của toàn châu Âu - Đại Tây Dương cũng như an ninh toàn cầu.

1348055.jpg
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba - Ảnh: AP

Ngoại trưởng Ukraine cho biết thêm rằng, Rome đã cam kết là sẽ có những "bước đi thực tế" nhằm giúp Kiev chống lại Moscow, bao gồm việc sẽ ủng hộ một số lệnh trừng phạt vốn đang Liên minh châu Âu (EU) thảo luận và cân nhắc nhằm áp dụng lên Nga.

Ông Kuleba kỳ vọng người đồng cấp Ý Luigi Di Maio sau khi rời Ukraine để đến Nga để tiếp tục thảo luận về tình hình căng thẳng, sẽ có thể thuyết phục giới lãnh đạo Nga rằng việc tấn công Ukraine là không thể và rất khó chấp nhận được.

"Chúng tôi kỳ vọng cấp độ quan hệ song phương của Ý và Nga hiện nay sẽ giúp Rome truyền tải một cách thuyết phục về sự bất khả thi và không thể chấp nhận được về một cuộc tấn công nhằm Ukraine từ Nga", ông Kuleba nói.

Căng thẳng leo thang giữa Nga và phương Tây sau khi Mỹ và NATO cáo buộc Nga điều số lượng lớn binh sĩ tới sát biên giới với Ukraine, bày tỏ lo ngại nước này có thể phát động một cuộc chiến tổng lực. Cụ thể, Mỹ và phương Tây cho rằng Nga đã tập hợp hơn 130.000 quân, chia thành 3 hướng bao quanh Ukraine.

Về phần mình, phía Nga đã bác bỏ cáo buộc, khẳng định mọi động thái quân sự ở biên giới phía tây hoàn toàn vì mục đích tự vệ, đồng thời, nhấn mạnh họ có quyền điều quân đội trên lãnh thổ của họ.

Phát biểu trong cuộc họp báo chung ngày 15.2 sau khi trao đổi với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Moscow không muốn chiến tranh ở châu Âu giữa bối cảnh căng thẳng về vấn đề Ukraine gia tăng. Tuy nhiên, ông yêu cầu vấn đề mối quan hệ giữa Kiev với NATO phải được giải quyết triệt để ngay lập tức.

Theo ông Putin, Nga đã được các nước phương Tây thông báo rằng Ukraine sẽ không gia nhập NATO trong tương lai gần. Song, ông chủ Điện Kremlin khẳng định đây không phải một sự đảm bảo khiến ông hài lòng.

"Chúng tôi cần giải quyết câu hỏi này ngay bây giờ và phía Nga hy vọng những mối quan ngại của mình sẽ được các đối tác lắng nghe cũng như xem xét một cách nghiêm túc...

Về cuộc chiến ở châu Âu, câu hỏi đặt ra ở đây là liệu chúng tôi có muốn nó xảy ra hay không và dĩ nhiên câu trả lời là không. Đây chính là lý do chúng tôi đưa ra các đề xuất cho quá trình đàm phán và kết quả nên là một thỏa thuận đảm bảo an ninh công bằng cho các bên, trong đó có đất nước chúng tôi", nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh.

Những bình luận trên được đưa ra giữa lúc Bộ Quốc phòng Nga vừa tuyên bố rút một lượng lớn quân đang tập trung sát biên giới Ukraine thời gian qua về căn cứ.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết vẫn nghi ngờ độ xác thực của tuyên bố từ Moscow và sẽ cần trực tiếp có được thông tin và hình ảnh từ thực địa do tình báo Ukraine thu thập mới có thể khẳng định chắc chắn.

Tổng thư ký NATO nói ông vẫn chưa thấy dấu hiệu Nga rút một số lực lượng ở khu vực giáp biên giới Ukraine sau tuyên bố của Bộ quốc phòng nước này.

“Cho đến nay, chúng tôi chưa thấy bất kỳ sự giảm leo thang nào trên thực địa. Chúng tôi cũng không thấy bất kỳ dấu hiệu nào chỉ ra Nga giảm sự hiện diện quân sự ở gần biên giới với Ukraine. Nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và theo sát những gì Nga đang tiến hành", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói hôm 15.2.

Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Biden cam kết Mỹ luôn dành cơ hội cho ngoại giao, nhưng ông cho biết phía Mỹ vẫn chưa thể xác minh thông tin Nga đưa ra, khả năng Nga phát động tấn công quân sự vẫn còn. "Chúng tôi sẵn sàng đáp trả một cách dứt khoát nếu Nga tấn công Ukraine, vẫn còn rất nhiều khả năng này", nhà lãnh đạo Mỹ cho hay.

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã hoan nghênh động thái mới của Nga, khẳng định đây là "dấu hiệu tốt" trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng.

Bài liên quan
Bàn đàm phán gần kề: Ukraine có thể giữ được những gì?
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào năm 2022, tình hình khu vực và toàn cầu đã thay đổi sâu sắc. Cuộc chiến không chỉ định hình lại cục diện chính trị Đông Âu mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cường quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ukraine vẫn nuôi hy vọng gia nhập NATO bất chấp sức ép từ Nga