Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Maliar hôm 19.4 cho biết các biện pháp phức tạp trong kế hoạch phản công của Ukraine đang được triển khai ở miền Đông nước này.

Ukraine tuyên bố sẽ phản công khiến Nga ‘trở tay không kịp’

Hoàng Vũ (theo Newsweek) | 20/04/2023, 12:40

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Maliar hôm 19.4 cho biết các biện pháp phức tạp trong kế hoạch phản công của Ukraine đang được triển khai ở miền Đông nước này.

Theo bà Maliar, các kế hoạch đã được chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm phục vụ cho những hoạt động phòng thủ và tấn công. Trong đó, nhiều chiến thuật phức tạp đã được triển khai nhằm khiến đối phương không thể kịp phản ứng, ngăn chặn việc các lực lượng Nga có thể nhanh chóng tổ chức lại và tự vệ trước các cuộc phản công của Ukriane.

"Mục tiêu chiến lược của lực lượng vũ trang Ukraine là giải phóng tất cả các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng”, bà Maliar nói.

thu-truong-ukraine.png
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar - Ảnh: AFP

Thư ký Hội đồng Quốc phòng và an ninh quốc gia Ukraine Oleksiy Danilov hôm 17.4 đã nói với AP rằng chiến dịch phản công của Kyiv "chỉ còn là vấn đề thời gian".

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov tháng trước tiết lộ rằng thời gian của cuộc phản công phụ thuộc vào các yếu tố về khí tài bổ sung và điều kiện thời tiết.

Tờ Washington Post (Mỹ) hôm 12.4 đưa tin rằng cuộc phản công sắp tới của Ukraine đã bị trì hoãn do thời tiết, việc chuyển giao thiết bị chậm, không đủ đạn dược, cùng những lý do khác. Trong khi đó, tài liệu tình báo mật bị rò rỉ gần đây của Mỹ cũng cho rằng hệ thống phòng không là điểm yếu của Ukraine.

Tuy nhiên, ông Reznikov hôm 19.4 đã bày tỏ lạc quan khi cho biết Ukraine đã nhận được tổ hợp tên lửa phòng không Patriot của Mỹ. Hệ thống được cho là sẽ thúc đẩy đáng kể năng lực phòng vệ của Kyiv trước các cuộc không kích của Moscow.

Trên website chính thức, Bộ Quốc phòng Đức hôm 18.4 thông báo chuyển giao hệ thống tên lửa Patriot cùng một số xe tải và xe tuần tra biên giới cho phía Ukraine. Cùng ngày, xe tăng AMX-10RC của Pháp cũng đã được chuyển giao cho lực lượng Kyiv.

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine hồi tháng 2 năm ngoái, Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu đã hỗ trợ tích cực khi chuyển nhiều loại vũ khí giúp Kyiv phòng thủ. Về phần mình, Nga đã nhiều lần cáo buộc Mỹ và đồng minh tìm cách cố tình kích động kéo dài cuộc xung đột.

Phía Moscow yêu cầu phương Tây không cung cấp vũ khí cho Ukraine, nhấn mạnh các động thái này sẽ không thay đổi được cục diện chiến sự mà chỉ làm leo thang tình hình dẫn đến nhiều thương vong không đáng có.

Bài liên quan
Bàn đàm phán gần kề: Ukraine có thể giữ được những gì?
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào năm 2022, tình hình khu vực và toàn cầu đã thay đổi sâu sắc. Cuộc chiến không chỉ định hình lại cục diện chính trị Đông Âu mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cường quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ukraine tuyên bố sẽ phản công khiến Nga ‘trở tay không kịp’