James M. Dubik, Trung tướng Mỹ đã nghỉ hưu là thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh. Ông từng trải qua binh nghiệp ở Bosnia, Haiti, Iraq, Afghanistan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Honduras và nhiều nước NATO. Ông vừa có bài viết trên The Hill hồi cuối tuần trước.

Tướng Mỹ: Rất khó để Tổng thống Ukraine đạt mục đích khi nhiều thứ không do ông ta quyết định

Anh Tú (lược dịch) | 11/07/2022, 18:48

James M. Dubik, Trung tướng Mỹ đã nghỉ hưu là thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh. Ông từng trải qua binh nghiệp ở Bosnia, Haiti, Iraq, Afghanistan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Honduras và nhiều nước NATO. Ông vừa có bài viết trên The Hill hồi cuối tuần trước.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nói rằng ông muốn kết thúc cuộc chiến với Nga trên đất nước mình trước khi mùa đông bắt đầu. Nhưng để làm được điều đó, ông cần phải đàm phán ở một vị thế mạnh mẽ…Thật không may, trong ba yếu tố chính ảnh hưởng đến thời gian cuộc chiến diễn ra, ông ta chỉ kiểm soát một.

Yếu tố đầu tiên là sự kiên trì của Tổng thống Putin trong việc tiến hành cuộc chiến này. Sau khi gặp khó trong đánh nhanh thắng nhanh, ông Putin chuyển sang Kế hoạch B: bóp nghẹt từ từ bằng cách phân chia vĩnh viễn - mở rộng và củng cố vị trí nắm giữ các cột mốc Luhansk và Donetsk, đồng thời chiếm giữ các cảng và thành phố ở bờ biển phía nam của Ukraine để cắt đứt huyết mạch kinh tế của đất nước. Tổng thống Putin không thay đổi mục tiêu chủ đạo của mình; ông ấy chỉ sửa đổi cách hoàn thành nó. Khi làm như vậy, ông ấy đã tạo ra các điều kiện mà nếu cuộc đàm phán bắt đầu trong thời gian tới, ông ấy có ưu thế hơn.

Yếu tố chính thứ hai là sự phản kháng của người Ukraine. Người dân Ukraine đã chiến đấu, với vũ khí và đạn dược của đồng minh, để cản trở các kế hoạch ban đầu của Putin và buộc ông ấy phải thay đổi chiến lược. Các chiến binh của Ukraine không chỉ trấn giữ phòng tuyến của họ trước các cuộc tấn công dữ dội của pháo binh, tên lửa và bộ binh của Nga mà còn đẩy lực lượng Nga ra khỏi nhiều khu vực mà họ đã chiếm giữ ban đầu. Người Ukraine đã thua ở một số nơi, nhưng bản đồ trận chiến Ukraine ngày nay trông không khác gì bản đồ ngày 21.3.2022 (tác giả quên chưa cập nhật việc Nga đã làm chủ hoàn toàn Luhansk từ một tuần trước và làm chủ miền duyên hải phía đông nam kéo dài từ Nga đến bán đảo Crimea từ hồi tháng 4???). Các chiến binh Ukraine đã đổ máu để buộc Tổng thống Putin từ bỏ Kế hoạch A, và họ đang chiến đấu hết mình để buộc ông ta từ bỏ Kế hoạch B.

Yếu tố chính thứ ba kéo dài chiến tranh là vật tư. Mỹ, NATO và các đồng minh khác là cơ sở hậu cần của Ukraine. Nếu không có sự giúp đỡ của đồng minh, Ukraine có thể đã phải đầu hàng. Nhưng cam kết của các đồng minh - Mỹ, NATO và các nước khác - đã không được thực hiện ở tốc độ cần thiết để cho phép Ukraine chiến đấu hết khả năng. Chiến đấu bền bỉ, dù là phòng thủ hay tấn công, đều cần một dòng vũ khí, đạn dược và thiết bị liên tục và ổn định. Các đồng minh đã hỗ trợ nhiều, nhiều hơn những gì Tổng thống Putin đã tính toán. Nhưng sự hỗ trợ này không phải là một dòng chảy ổn định. Từ Mỹ, dòng chảy là một đợt tăng đột biến rồi giảm dần. Và từ NATO, điều chắc chắn nhất là khoảng cách giữa lời hứa và việc bàn giao.

Trong chiến tranh, việc đo lường hiệu quả của công tác hậu cần rất đơn giản: Bạn có trong tay những thứ cần thiết để duy trì tốc độ hoạt động nhằm đạt thành công không? Bằng tư duy đó, sự chậm trễ trong việc cung cấp hỗ trợ của đồng minh đã giảm xuống và kéo dài chiến tranh.

Với những gì các đồng minh đã cung cấp, quân đội Ukraine đã buộc Nga phải hoạt động chậm chạp ở tỉnh Luhansk phía đông bắc, giữ lợi thế của Nga ở Donbas và phía Nam hệt như cuối tháng 3, và ngăn cản lực lượng của ông Putin chiếm Odessa. Nhưng các lực lượng Ukraine đã không có trong tay vũ khí, đạn dược và thiết bị cần thiết để bắt đầu một cuộc phản công ở miền nam như họ đã làm thành công xung quanh Kyiv và dọc theo ranh giới phía bắc.

Một số người đã tuyên bố rằng quân đội Ukraine không thể đẩy lực lượng của Putin trở lại các vị trí trước tháng hai. Còn quá sớm để đưa ra kết luận như vậy... Đúng, chiến tranh sẽ kết thúc trong một số hình thức đàm phán. Nhưng vấn đề mấu chốt là ai sẽ là người có ưu thế khi những cuộc đàm phán đó bắt đầu. Các đồng minh phải cải thiện luồng hậu cần cho Ukraine để các chiến binh của họ ở miền nam có thể đánh bật Nga đủ để Tổng thống Putin nhận ra rằng ông không thể thành công trong cuộc giao tranh.

Thắng lợi trong cuộc chiến Ukraine có nghĩa là đạt được một "Ukraine dân chủ, độc lập, có chủ quyền và thịnh vượng". Mục tiêu này đòi hỏi một sự phòng thủ thành công ở Luhansk và Donetsk (có vẻ tác giả viết bài này trước khi Ukraine đã rút khỏi Luhansk cách đây 1 tuần) và một cuộc phản công đủ thành công ở phía nam. Điều đó sẽ cho phép chính phủ Zelensky đàm phán ở một vị thế mạnh và đảm bảo rằng Ukraine có một nền kinh tế triển vọng khi chiến tranh kết thúc.

Tổng thống Zelensky đã nói với Tổng thống Biden rằng đây là một cuộc chiến mà “chúng ta phải chiến thắng”. Nếu không, nền độc lập của Ukraine không phải là tổn thất duy nhất. Vì vậy, đây cũng sẽ là cơ hội chiến lược để ngăn chặn cuộc tấn công tạo thành tiền lệ trên thế giới.

Không ai trong chúng ta thích nhìn thấy những gì đang xảy ra ở Ukraine. Nhưng nếu ông Putin không dừng lại ở đó, khả năng Trung Quốc, Iran và Triều Tiên tính toán rằng hành động quân sự có thể phục vụ lợi ích của họ sẽ tăng lên. Mỹ và các đồng minh sẽ không thể yên ổn hưởng thụ trong thế giới này, và những thách thức đối với trật tự quốc tế hiện tại có thể sẽ dẫn đến nhiều cuộc giao tranh trên toàn cầu.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tướng Mỹ: Rất khó để Tổng thống Ukraine đạt mục đích khi nhiều thứ không do ông ta quyết định