Phóng viên chiến trường người Anh Aris Roussinos có mặt tại Ukraine đánh giá: Sự lạc quan của những người ủng hộ Ukraine trên mạng xã hội, không phản ánh chính xác bức tranh chiến lược và thay vào đó có thể cản trở việc hiểu đúng về những thách thức nghiêm trọng đang chờ đợi phía trước.

Phóng viên chiến trường: Những người ủng hộ Ukraine trên mạng xã hội đang đẩy Kyiv vào thế thua thêm

Anh Tú (lược dịch) | 10/07/2022, 08:20

Phóng viên chiến trường người Anh Aris Roussinos có mặt tại Ukraine đánh giá: Sự lạc quan của những người ủng hộ Ukraine trên mạng xã hội, không phản ánh chính xác bức tranh chiến lược và thay vào đó có thể cản trở việc hiểu đúng về những thách thức nghiêm trọng đang chờ đợi phía trước.

zelensky2.jpg
Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky đi thăm thương binh và tranh thủ đăng ảnh lên mạng xã hội thu hút sự chú ý của mọi người

Từ bỏ ảo tưởng về một chiến thắng nhanh chóng, Nga dường như đã quyết định chọn chiến lược nghiền nát Ukraine về lâu dài, dựa vào sự mệt mỏi của các đồng minh phương Tây để khiến họ giảm dần sự ủng hộ của mình. Như vậy, liên kết yếu nhất của châu Âu là Đức, hoàn toàn phụ thuộc vào năng lượng của Nga nhờ sự ngây thơ có chủ ý của bà Merkel. Với nền kinh tế Đức dường như đang đi vào vòng xoáy tử thần, các chính trị gia Đức cảnh báo về việc tiết kiệm năng lượng.

Và những người Đức đang đối mặt với tình trạng thiếu bếp đốt củi và củi khi họ dự trữ cho mùa đông khó khăn phía trước, bình thường thì quyết tâm của Berlin vốn đã mỏng như tờ giấy nay phải hy sinh sự thoải mái của mình cho an ninh Ukraine thì đó quả là một mối nguy hiểm lớn đối với Kyiv. Một quyết tâm thống nhất của phương Tây để đối mặt với cuộc tấn công của Nga khó có thể tồn tại trong mùa đông: để giành chiến thắng trong cuộc chiến một cách dứt khoát, người Ukraine sẽ cần phải lấy lại đất đai vào mùa hè này, hoặc đối mặt với một cuộc chiến tranh tiêu hao trong đó rủi ro sẽ ngày càng chồng chất lên nhau.

Chắc chắn, một số nguồn cung cấp của phương Tây đang nhỏ giọt vào Ukraine đã cho phép quân phòng thủ giữ vững vị trí của họ và khiến người Nga phải trả giá đắt hơn cho phần đất mà họ có được. Ở phía nam, xung quanh Kherson, người Ukraine đã có thể phát động một cuộc phản công, giành được những lợi thế chậm chạp nhưng có ý nghĩa, một hoạt động mà những câu chuyện lạc quan về chiến thắng của Ukraine hiện đang làm nơi bấu víu cho hy vọng của họ.

Các hệ thống pháo tầm xa mà chính phủ Ukraine sử dụng vào đầu mùa hè đã bắt đầu xuất hiện và đang tạo điều kiện cho các lực lượng Ukraine tấn công các kho dự trữ vũ khí của Nga ở phía sau chiến tuyến, phần nào làm giảm lợi thế về pháo của Moscow. Tương tự, các dàn pháo như hệ thống CAESAR của Pháp đã làm giảm bớt mối đe dọa từ một cuộc tấn công đổ bộ vào Odessa, đảm bảo duy trì một số lực lượng Ukraine đang đồn trú ở bờ biển Biển Đen trong tương lai gần và buộc Nga phải rút lui chiến lược - và về mặt biểu tượng - khỏi tiền đồn quan trọng trên Đảo Rắn.

Nhưng như các tác giả của báo cáo RUSI cảnh báo, “quy mô và thời hạn mà Ukraine yêu cầu hỗ trợ là đáng kể và sẽ gây căng thẳng với nhiều đồng minh phương Tây. Những yêu cầu này không thể được đáp ứng thông qua việc trao tặng từ kho dự trữ hiện có mà thay vào đó sẽ đòi hỏi phải sản xuất các loại bom, đạn mới”. Đây chính xác là điều mà Tổng tham mưu trưởng mới của chúng ta (Patrick Sanders - Anh) đã thúc giục khi ông cảnh báo vào tuần trước rằng, do "tỷ lệ chi tiêu đạn dược sẽ làm cạn kiệt kho dự trữ tổng hợp của một số nước NATO trong vài ngày", Anh và các quốc gia châu Âu khác phải bắt đầu chương trình khẩn cấp về sản xuất vũ khí quy mô thời chiến, không chỉ vì lợi ích của Ukraine mà còn vì lợi ích của chúng ta. Như ông ta đã cảnh báo: “Chúng ta không thể thắp sáng lò nung của các nhà máy trên toàn quốc vào đêm trước chiến tranh; nỗ lực này phải bắt đầu ngay bây giờ nếu chúng ta muốn ngăn chặn chiến tranh lan rộng”.

Nhưng như mọi khi với (thủ tướng Boris) Johnson, những lời nói hoa mỹ không phù hợp với những việc làm cần thiết. Không có lý do gì để Anh tham gia vào một cuộc xung đột ủy nhiệm với Nga trừ khi chúng ta sẵn sàng  để giành chiến thắng. Nhưng cũng giống như các quốc gia phương Tây khác, Anh đang cung cấp cho Ukraine phương tiện đủ để chiến đấu, nhưng không đủ để giành chiến thắng. Johnson đã đặt vốn liếng còn lại của danh tiếng chính trị của mình vào Ukraine nhưng không sẵn sàng làm những gì cần thiết để ngăn chặn đà chiến thắng của Nga hoặc xây dựng lại các lực lượng vũ trang của riêng chúng ta để đáp ứng các yêu cầu nghiêm trọng của thời điểm này. Ai sẽ thay thế Johnson và chính sách với Ukraine của họ sẽ như thế nào hoàn toàn là những bí ẩn. Tất cả các biện pháp ngoại giao mang tính biểu tượng cao và tất cả các rúng động sờ sờ ở Kyiv không đủ để ngăn chặn cảm giác rằng chúng ta đang mộng du bước vào thảm họa.

Không có chương trình tái vũ trang quy mô lớn của châu Âu, chỉ có Mỹ sở hữu vũ khí và đạn dược dự phòng với số lượng đủ để xây dựng một lực lượng Ukraine có khả năng giành lại thế chủ động trên chiến trường. Tuy nhiên, ngay cả ở đây, tiên lượng vẫn rất tồi tệ: chính quyền Biden, có lẽ đã công khai liên kết giá xăng dầu tăng với sự hỗ trợ của họ đối với Ukraine, đang chạm mức thấp lịch sử khi họ vấp phải điều có thể sẽ là cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ thảm khốc. Một số phe cánh của đảng Cộng hòa ít nhiều công khai ủng hộ Putin, khiến người trong nước chán ghét vấn đề Ukraine và các nhà hoạch định chính sách đối ngoại nổi tiếng trong nền quốc phòng Mỹ kêu gọi Washington đẩy vấn đề Ukraine cho châu Âu tự giải quyết để Mỹ tập trung vào chiến lược lớn hơn là đối phó mối đe dọa do Trung Quốc gây ra ở Thái Bình Dương.

Trở lại Kharkiv, cách đây một tháng rưỡi, tôi ngồi sau một chiếc SUV cùng với hai lính tình nguyện thuộc vệ binh quốc gia, cả hai đều là doanh nhân trung tuổi đến từ Kyiv, khi chúng tôi chờ đội Xử lý Vật liệu Nổ đến để kích nổ vật liệu chưa nổ của Nga phía trước và dọn đường đến vị trí của họ. Các lực lượng Nga, hồi đó, vừa bị đẩy lùi khỏi các vị trí trên đường vành đai thành phố mà từ đó họ đã tấn công quận Saltivka bị tàn phá bằng hỏa lực pháo binh. Và các chiến binh Ukraine lạc quan một cách thận trọng trong khi vẫn lo lắng về mùa đông phía trước. Avden, chỉ huy trung đội hỏi tôi đột ngột: “Giá xăng ở Mỹ. Nó sẽ là một vấn đề? Tôi nghe nói trên khắp nước Mỹ, mọi người đang trả 5 USD cho gallon xăng (khoảng hơn 30.500 đồng mỗi lít). Putin biết điều này. Đó là lý do tại sao chúng ta cần nhanh chóng giành chiến thắng trong cuộc chiến, trước khi mùa hè kết thúc".

Nhưng bây giờ chúng ta đã đi qua nửa mùa hè và chiến tranh vẫn chưa kết thúc. Khi tôi trở lại Kharkiv, một vài tuần trước, các cuộc bắn phá đã trở lại hằng đêm, khi người Nga triển khai pháo binh tầm xa hơn để bắn hú họa vào thành phố. Ngay cả khi Ukraine tiến hành cuộc rút lui khỏi Donbas trong suốt mùa hè, không rõ là Nga sẽ tạm dừng cuộc tiến công chậm chạp nhưng đang tăng tốc của mình, hay các thành phố biên giới như Kharkiv sẽ một lần nữa bị tấn công trực tiếp. Ukraine đã đáp trả cuộc tấn công với khả năng và sự gắn kết cao hơn bất cứ ai mong đợi và người Ukraine đã thể hiện quyết tâm chiến thắng bằng mọi giá sẽ đi vào lịch sử.

Nhưng như báo cáo của RUSI nói rõ, một chiến thắng chiến lược trong cuộc chiến này cuối cùng phụ thuộc vào ý chí và quyết tâm của các nhà lãnh đạo phương Tây. Được thúc đẩy bởi những chiến thắng ở Donbas, từ đó một câu chuyện của Nga sẽ kể rằng chiến thắng cuối cùng của Moscow là chắc chắn và sự ủng hộ dành cho Ukraine là một nỗ lực vô nghĩa.

Một chiến thắng của Nga ở Ukraine không phải nói là được, nhưng việc ngăn chặn kết quả này sẽ đòi hỏi một nỗ lực thật gấp của cả phương Tây là huy động toàn bộ cho cuộc chiến, một nỗ lực cho đến nay vẫn chưa diễn ra. Sự lạc quan không ngừng của những người ủng hộ Ukraine trên mạng xã hội, mặc dù có thể hiểu được, không phản ánh chính xác bức tranh chiến lược và thay vào đó có thể cản trở việc hiểu đúng về những thách thức nghiêm trọng đang chờ đợi phía trước. Người Ukraine đang làm mọi thứ trong khả năng của họ để giành chiến thắng trong cuộc chiến này, và phải chịu đựng rất nhiều đau khổ trong quá trình này: nhưng ngay cả khi sự hy sinh và đoàn kết của họ được chia sẻ ở các thủ đô phương Tây, điều đó có thể vẫn chưa đủ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phóng viên chiến trường: Những người ủng hộ Ukraine trên mạng xã hội đang đẩy Kyiv vào thế thua thêm