Trên Washington Post, nhà bình luận Fareed Zakaria tỏ ra lo lắng với việc Nga không hề hấn gì khi bị phương Tây trừng phạt năng lượng mà còn chuẩn bị trừng phạt năng lượng với phương Tây.

Nga chuẩn bị trừng phạt năng lượng với phương Tây: Cú đấm vào mạng mỡ khó hóa giải

Anh Tú | 09/07/2022, 15:01

Trên Washington Post, nhà bình luận Fareed Zakaria tỏ ra lo lắng với việc Nga không hề hấn gì khi bị phương Tây trừng phạt năng lượng mà còn chuẩn bị trừng phạt năng lượng với phương Tây.

Có một câu nói nổi tiếng rằng không có kế hoạch quân sự nào tồn tại khi lần đầu tiếp xúc với kẻ thù. Nhà học thuyết vĩ đại nhất về chiến tranh, Carl von Clausewitz, thường giải thích rằng chiến lược phải năng động, liên tục thay đổi và luôn tự làm mới. Trong chuyên luận nổi tiếng "Về chiến tranh", ông viết rằng một số tướng lĩnh "chỉ coi là hành động một chiều, trong khi chiến tranh bao gồm sự tương tác liên tục của các mặt đối lập". Phương Tây cần ghi nhớ những bài học này trong cuộc đấu tranh với Nga và điều chỉnh chiến lược của mình - vốn có nguy cơ thất bại.

Cốt lõi trong chiến lược của phương Tây gồm hai hướng: cung cấp vũ khí, huấn luyện (quân sự) và tiền bạc cho Ukraine, cũng như áp đặt các biện pháp trừng phạt lớn đối với Nga. Ý tưởng cơ bản đó vẫn có ý nghĩa, nhưng sự cân bằng cần phải thay đổi. Rõ ràng là cuộc chiến kinh tế chống lại Nga gần như không có kết quả như mọi người vẫn tưởng. Tổng thống Vladimir Putin ít quan tâm đến những gì mà các lệnh trừng phạt này gây ra cho người dân Nga hơn là những gì ông ấy làm đối với nhà nước Nga. Và nhờ giá năng lượng tăng, Bloomberg News dự đoán chính phủ Nga sẽ kiếm được doanh thu nhiều hơn kha khá từ dầu khí so với trước chiến tranh, khoảng 285 tỉ USD trong năm nay so với 236 tỉ USD vào năm 2021.

Trong khi đó, châu Âu đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong vòng 50 năm.

Vấn đề cơ bản của cuộc chiến kinh tế chống lại Nga, như tôi đã tranh luận trước đây, là nó không có nanh vuốt vì nó vô hại với năng lượng. Nền kinh tế Nga về cơ bản là một nền kinh tế năng lượng. Chỉ riêng doanh thu từ dầu và khí đốt đã chiếm gần một nửa ngân sách của chính phủ Nga. Và thật không may, giải pháp ngừng mua năng lượng hoàn toàn của Nga sẽ không dành cho phương Tây bởi vì, với nguồn cung ít hơn trên thị trường thế giới, điều đó sẽ chỉ khiến giá cả tăng cao hơn. Đã phát triển sự phụ thuộc nguy hiểm vào năng lượng của Nga trong hai thập kỷ qua, châu Âu không thể nhanh chóng thay đổi điều đó nếu không rơi vào cuộc suy thoái sâu và kéo dài.

Hãy nhìn vào những gì đã và đang xảy ra trên lục địa này, nơi giá khí đốt tự nhiên hiện cao hơn 700% so với đầu năm ngoái. Vào ngày 11.7, Nord Stream 1, đường ống mà Đức tiếp nhận phần lớn khí đốt của Nga, dự kiến ​​đóng cửa để bảo trì. Có thể Putin sẽ quyết định trừng phạt phương Tây và Đức bằng cách không để đường ổng mở  lại. Nếu vậy, Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - gần như chắc chắn sẽ rơi vào suy thoái. Chiến lược của Putin dường như là áp đặt phí tổn cho phương Tây và thi gan theo thời gian, với dự liệu rằng những rạn nứt trong liên minh chống lại ông ta sẽ ngày càng gia tăng khi nỗi đau kinh tế ở các nước này ngày càng lớn.

Các nước phương Tây vẫn không coi thách thức này là ưu tiên hàng đầu. Hà Lan có một mỏ khí đốt khổng lồ, nhưng họ thực sự đang làm chậm quá trình sản xuất. Đức vẫn sẽ không đảo ngược giai đoạn tự giải trừ năng lượng hạt nhân. Chính quyền Biden vẫn đang gây khó khăn hơn trong việc tài trợ các khoản đầu tư dài hạn vào khí đốt tự nhiên và dầu mỏ. Tình hình dường như cũng không thể tìm ra cách để khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran - một động thái sẽ mang lại một lượng lớn nguồn cung dầu mới trên thị trường thế giới và gần như chắc chắn giúp ổn định giá cả. Tôi hiểu rằng có những phản đối và lo ngại hợp lý với tất cả các chính sách này - nhưng ưu tiên là phải đối phó Putin.

Trong khi đó, lỗ hổng thực sự của Putin là trên mặt trận quân sự. Quân đội Nga đã mở rộng quyền kiểm soát ở vùng Donbas của Ukraine, nhưng phải chịu phí tốn khổng nhỏ. Hàng nghìn binh sĩ Nga đã thiệt mạng, nguồn cung ứng ngày càng hao hụt và điều quan trọng nhất là việc tuyển mộ tân binh rất khó khăn. Tờ The Economist báo cáo rằng Moscow đang gặp khó khăn trong việc lấp đầy binh lính các cấp bậc và đang phải đưa ra mức lương tuyển dụng mới gấp ba lần mức lương trung bình.

Nga cũng đang chịu nhiều tổn thất về các loại vũ khí khó thay thế, đặc biệt là khi chúng đòi hỏi công nghệ phức tạp - hầu hết đều phải nhập khẩu từ phương Tây và các đồng minh. Mới đây, Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo tiết lộ rằng họ phát hiện ra cả chip máy tính được lấy ra từ tủ lạnh và máy rửa bát trong thiết bị lấy được từ quân Nga.

Các nhà lãnh đạo phương Tây nên nhận ra rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế đơn giản sẽ không hoạt động trong một khung thời gian có ý nghĩa. Họ nên tăng cường nguồn cung năng lượng trên toàn thế giới nhiều nhất có thể nhưng cũng đồng thời xem lại các lệnh trừng phạt rõ ràng đang gây ra nhiều đau đớn cho phương Tây hơn là Nga. Trong khi đó, họ nên tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine, bên cạnh việc chấp nhận rủi ro nhiều hơn. Giải tỏa được áp lực xung quanh Odessa sẽ là một chiến thắng kinh tế to lớn đối với Ukraine, và khiến Nga chùn bước.

Mùa đông đang tới. Những ngôi nhà ở Châu Âu có thể không có đủ nhiệt. Các binh lính ở Ukraine sẽ gặp khó khăn hơn trong việc đánh bật người Nga một khi tuyết phủ trắng đất liền. Thời gian không phải là đồng minh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga chuẩn bị trừng phạt năng lượng với phương Tây: Cú đấm vào mạng mỡ khó hóa giải