Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã có những ảo tưởng không thực tế về việc Trung Quốc sẽ có những động thái thực sự để hướng tới cân bằng thương mại giữa hai nước. Và bây giờ khi ''tuần trăng mật'' giữa hai bên đã kết thúc, thì khó khăn mới thực sự bắt đầu.

'Tuần trăng mật' giữa Donald Trump và Trung Quốc đã kết thúc?

Nhàn Đàm | 21/07/2017, 06:10

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã có những ảo tưởng không thực tế về việc Trung Quốc sẽ có những động thái thực sự để hướng tới cân bằng thương mại giữa hai nước. Và bây giờ khi ''tuần trăng mật'' giữa hai bên đã kết thúc, thì khó khăn mới thực sự bắt đầu.

''Tuần trăng mật'' ngắn ngủi giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới dường như đã chấm dứt.

Ba tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có một sự chào đón nồng nhiệt đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago tại Florida. Vài tuần lễ tiếp sau sự kiện đó đã được ví như một tuần trăng mật giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sau khi ông Trump nhậm chức: Trung Quốc cam kết mở cửa thị trường nội địa nhiều hơn nữa cho các doanh nghiệp Mỹ, đổi lại Nhà Trắng sẽ đưa Bắc Kinh ra khỏi danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ, và Trung Quốc sẽ giúp Mỹ trong vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, cả hai nước đều không thống nhất được với nhau về những bất đồng ngày càng nghiêm trọng hơn giữa hai bên.

Hội nghị kinh tế cấp cao song phương giữa Mỹ và Trung Quốc vừa qua tại Washington đã kết thúc vào ngày thứ Tư 19.7 với việc cả hai bên đã không đưa ra được tuyên bố chung. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross lên tiếng phê phán Trung Quốc về tình trạng mất cân bằng thương mại nghiêm trọng giữa hai nước trong đó Mỹ là bên chịu thiệt, sự căng thẳng lên đến mức cuộc họp báo khi hội nghị kết thúc đã bị hủy bỏ và hai bên đã đưa ra những tuyên bố riêng:

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross thì cho biết: “Trung Quốc thừa nhận mục tiêu chung là tìm cách giảm thâm hụt thương mại và cả hai bên sẽ hợp tác để cố gắng đạt được điều đó”; trong khi đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại đưa ra một tuyên bố hoàn toàn ngược lại, rằng cả hai nước đồng ý bắt đầu hợp tác xây dựng để thu hẹp khoảng cách thương mại.

Hội nghị kinh tế cấp cao song phương vừa kết thúc tại Washington là cuộc gặp đầu tiên giữa các quan chức cấp cao nhất về kinh tế và thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc dưới thời Tổng thống Donald Trump, vốn là sự kiện thường lệ được bắt đầu từ năm 2008. Năm nay, nó được đổi tên thành “Đối thoại Kinh tế Toàn diện, với đại diện phía Mỹ là hai Bộ trưởng Steven Mnuchin và Wilbur Ross, trong khi đại diện cho Trung Quốc là Phó thủ tướng Wang Yang.

Tại hội nghị này vào năm ngoái, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đưa ra tuyên bố chung khẳng định sự cần thiết hợp tác giữa hai bên để duy trì sự thịnh vượng của nhau. Tuyên bố này cũng bao gồm các cam kết, điển hình như việc Trung Quốc sẽ cắt giảm công suất dư thừa trong ngành công nghiệp sản xuất thép.

Shen Jianguang, nhà kinh tế trưởng của Mizuho Securities Asia có trụ sở tại Hồng Kông, cho biết: “Chính quyền của Donald Trump đã có những ảo tưởng không thực tế về việc Trung Quốc sẽ có những động thái thực sự để hướng tới cân bằng thương mại giữa hai nước. Và bây giờ khi hiểu ra điều đó, các cuộc đàm phán khó khăn mới thực sự bắt đầu''.

Nhận định đó đã được minh chứng tại hội nghị vừa kết thúc ở Washington, khi trong bài phát biểu khai mạc Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross đã đưa ra những chỉ trích về tình trạng mất cân bằng thương mại trầm trọng giữa hai bên trong khi vẫn chưa có dấu hiệu được cải thiện. Ông Ross cho rằng mức tăng trưởng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc cao gấp nhiều lần mức tăng trưởng theo chiều ngược lại, dẫn tới mức thâm hụt thương mại lên đến 309 tỉ USD.

Sự căng thẳng được đẩy lên cao khi Wilbur Ross tuyên bố: “Nếu mức thâm hụt đó là kết quả tự nhiên từ sự trao đổi thương mại giữa hai nền kinh tế thị trường tự do thì là điều có thể hiểu được. Nhưng thực tế lại không phải thế. Đã đến lúc cần phải cân bằng lại mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai bên một cách công bằng hơn''.

Đáp lại, Phó thủ tướng Trung Quốc Wang Yang tuyên bố trong bài phát biểu khai mạc của mình rằng: “Hợp tác sẽ là một sự lựa chọn thực tế cho cả hai nền kinh tế. Đối thoại không thể giải quyết ngay lập tức mọi sự khác biệt, nhưng một sự đối đầu ngay lập tức sẽ đem đến tổn thất cho cả hai bên''.

Loevinger, người đóng vai trò chủ chốt trong các cuộc đàm phán kinh tế trước đây với Trung Quốc và đồng thời là điều phối viên cao cấp của Bộ Tài chính Mỹ về các vấn đề Trung Quốc, cho biết chính sách gây sức ép buộc Bắc Kinh phải tìm cách giảm tình trạng mất cân bằng thương mại của Washington có thể sẽ không thu được nhiều kết quả, chủ yếu do Chính phủ Trung Quốc đang phải chịu nhiều sức ép về chính trị và điều hành trong nước.

Loevinger cho biết: “Chiến lược của cựu Tổng thống Teddy Roosevelt bằng cách thuyết phục nhẹ nhàng nhưng cương quyết có lẽ sẽ có hiệu quả với Trung Quốc hơn là cách làm chủ yếu bằng cách lớn tiếng trên Twitter của Tổng thống Donald Trump hiện nay''.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan
Ông Trump chọn tỷ phú giỏi đầu tư làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Đài CNN dẫn lời Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22.11 thông báo chọn tỷ phú Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Tuần trăng mật' giữa Donald Trump và Trung Quốc đã kết thúc?