Công ty Địa ốc Alibaba luôn đưa ra mức cam kết lợi nhuận 28%/năm khi khách hàng đặt cọc mua đất nền dự án. Hình thức để công ty này thu hút khách hàng là giá đất rẻ, mua đất được khuyến mãi, chỉ cần đặt cọc, ra công chứng giấy tờ và đợi tới vài tháng là có lãi vài chục %. Điều này khiến những khách hàng ham lợi nhuận cao mà gom hết tiền để đầu tư vào nên có rất nhiều rủi ro.

Từ vụ Alibaba, cần cẩn trọng với các ‘chiêu’ cam kết lợi nhuận

Phan Diệu | 25/11/2017, 11:34

Công ty Địa ốc Alibaba luôn đưa ra mức cam kết lợi nhuận 28%/năm khi khách hàng đặt cọc mua đất nền dự án. Hình thức để công ty này thu hút khách hàng là giá đất rẻ, mua đất được khuyến mãi, chỉ cần đặt cọc, ra công chứng giấy tờ và đợi tới vài tháng là có lãi vài chục %. Điều này khiến những khách hàng ham lợi nhuận cao mà gom hết tiền để đầu tư vào nên có rất nhiều rủi ro.

Những dự án “bánh vẽ” của Alibaba

Thời gian vừa qua, việc Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba công khai nhận đặt chỗ và tự xưng là chủ đầu tư dự án đất nền tại khu đô thị Tây Bắc, huyện Củ Chi khi chưa có chấp thuận từ phía thành phố đã khiến không ít người lo ngại về những rủi ro khi giao dịch mua bán nhà đất.

Theo ông Đinh Khắc Huy - Trưởng ban Quản lý đầu tư xây dựng Khu đô thị Tây Bắc, việc công ty Alibaba công bố bán đất nền, thu tiền khách hàng… có dấu hiệu sai phạm. Bởi lẽ, doanh nghiệp này mới chỉ có văn bản xin UBND TP.HCM đầu tư nhưng chưa được chấp thuận, dự án cũng chưa hoàn thành đền bù giải tỏa đã tự ý thu tiền của khách hàng.

Vì vậy, nếu dự án chưa được duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, chưa được giải phóng mặt bằng, chưa làm cơ sở hạ tầng, chưa có văn bản của Sở Xây dựng TP.HCM xác nhận thì Công ty Alibaba chưa đủ điều kiện để huy động vốn bán nền nhà hình thành trong tương lai. Như vậy, công ty này không có quyền công bố dự án, không có quyền huy động vốn, kể cả hình thức đặt cọc giữ chỗ.

Không riêng gì dự án tại TP.HCM, trên website của Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba đưa ra danh sách 10 dự án phân lô bán nền do đơn vị này làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, danh sách này không đúng sự thật.

Đơn cử như trong số 10 dự án mà công ty này đưa ra, dự án Marine City tại Cửa Lấp, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có diện tích 28,2 ha, quy mô 1.000 căn nhà phố, biệt thự có chủ đầu tư là Công ty TNHH Xây dựng Nam Hải.

Còn đối với các dự án Alibaba Long Phước 1, 2, 3, 4, 5... thì ông Trương Văn Phương - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Long Thành xác nhận là không có dự án nào do Công ty Địa ốc Alibaba làm chủ đầu tư ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Đáng chú ý, Công ty Alibaba luôn đưa ra mức cam kết lợi nhuận 28%/năm khi khách hàng đặt cọc mua đất nền dự án. Hình thức để công ty này thu hút khách hàng là giá đất rẻ, mua đất được khuyến mãi, chỉ cần đặt cọc, ra công chứng giấy tờ và đợi tới vài tháng sau là có lãi vài chục %. Điều này khiến những khách hàng ham lợi nhuận cao mà gom hết tiền để đầu tư vào nên có rất nhiều rủi ro.

Dự án chưađược chấp thuận, chưa hoàn thành đền bù giải tỏa nhưng chủ đầu tưđã phân lô và tự ý thu tiền của khách hàng - Ảnh: Phan Diệu

Cẩn trọng khi mua bán nhà đất

Trước tình trạng có dấu hiệu lừa đảo của doanh nghiệp bất động sản trên, theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, khi giao dịch bất động sản, khách hàng cần phân địnhdự án đó có dấu hiệu lừa đảo hay không.

Cụ thể, để nhận biết một dự án đang có dấu hiệu lừa đảo, bán hàng đa cấp, ông Châu nói rằng với dự án chung cư, điều kiện để bán nhà hình thành trong tương lai là phải xây dựng xong phần móng.

Tuy nhiên, về mặt hồ sơ pháp lý, dự án phải có văn bản xác nhận từ Sở Xây dựng mới đủ điều kiện huy động vốn, bán nhà ở hình thành trong tương lai. Khi Sở Xây dựng xác nhận điều này sẽ phải kiểm tra xem dự án có sổ đỏ, có giấy phép xây dựng, có bảo lãnh ngân hàng hay có giấy xác nhận là không có thế chấp ở ngân hàng hay không.

Trong khi đó, đối với đất nền thì khách hàng cần xem dự án hay mảnh đất có nằmtrong khu đô thị mới theo quy hoạch không. Đồng thời, các quy định hiện hành cũng chỉ rõ khu vực dự án phải có hạ tầng chính mới được bán nền hình thành trong tương lai. Còn nếu chưa có tất cả điều đó thì là chưa đủ điều kiện.

Trong khi đó, Luật sư Trần Đức Phượng - Đoàn Luật sư TP.HCM - cũng khuyên rằng, trong mọi giao dịch bất động sản, uy tín của chủ đầu tư thường được đánh giá đầu tiên. Vì vậy, khách hàng không thể trông mong gì đối với những chủ đầu tư đưa ra những thông tin không đúng sự thật, lừa dối khách hàng.

Để đảm bảo an toàn cho các giao dịch, khách hàng nên chọn các chủ đầu tư uy tín, kiểm tra kỹ thông tin về chủ đầu tư và sản phẩm. Đồng thời, cần lựa chọn việc giao dịch đúng quy định pháp luật và thường xuyên theo dõi thông tin về đối tác, về việc thực hiện dự án của chủ đầu tư.

Tương tự, Chuyên gia kinh tế LS.TS Bùi Quang Tín cho rằng bản thân người tiêu dùng hay nhà đầu tư thứ cấp muốn mua dự án nào thì cần đến các cơ quan chức năng có liên quan ở khu vực đó để hỏi rõ tính pháp lý của dự án, tránh bị lừa đảo.

Luật sư này nhận định hiện nay không chỉ riêng doanh nghiệp địa ốc Alibaba có dấu hiệu sai phạmmà còn nhiều doanh nghiệp bất động sản khác sai phạm. Do đó, những cảnh báo của Hiệp hội bất động sản, các cơ quan chức năng tại TP.HCM là rất cần thiết nhằm chấn chỉnh việc mua bán đất nền trái phép nói chung.

Tuy vậy, qua vụ việc lần nàyTP.HCM cũng nên công khai các dự án đất nền đã được quy hoạch và chưa quy hoạch, được bán hay chưa được bán và ai có thể tham gia bán đất nền để người dân nắm rõ thông tin, tránh bị nhầm lẫn và bị lừa đảo.

Xem thêm:Công an vào cuộc vụ Địa ốc Alibaba có dấu hiệu lừa đảo khách hàng​

Vì sao địa ốc Alibaba dễ dàng lừa khách hàng, làm loạn thị trường?

TP.HCM yêu cầu khẩn cấp kiểm tra hoạt động của Địa ốc Alibaba

Hiệp hội BĐS TPHCM tố giác Địa ốc Alibaba có nhiều dấu hiệu lừa đảo khách hàng

Cảnh báo khẩn về chủ đầu tư lừa đảo bán đất nền tại TP.HCM

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Từ vụ Alibaba, cần cẩn trọng với các ‘chiêu’ cam kết lợi nhuận