"Trong khi chúng ta đang tiến tới đơn giản hóa thủ tục hành chính bằng việc bỏ hẳn sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân thì quy định này (sổ đỏ sẽ ghi tên cả gia đình) lại tạo ra nhiều cái không cần thiết...", một luật sư nhận định.

Sổ đỏ ghi tên cả gia đình có thể gây ra nhiều hệ lụy trong mua bán nhà đất

Trí Thức Trẻ | 23/11/2017, 11:44

"Trong khi chúng ta đang tiến tới đơn giản hóa thủ tục hành chính bằng việc bỏ hẳn sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân thì quy định này (sổ đỏ sẽ ghi tên cả gia đình) lại tạo ra nhiều cái không cần thiết...", một luật sư nhận định.

Theoquy định mới tại Thông tư 33/2017của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) có hiệu lực từ 5.12 tới, thay vì chỉ ghi tên chủ hộ như trước đây thì nay cả gia đình sẽ cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thường đượcgọi là sổ đỏ).

Thông tư33 này được ban hành nhằm quy định chi tiết một số điều Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

Cụ thể Thông tư33 đã sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 23/2014 của Bộ TN-MT quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình…

Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).

Như vậy, thông tư mớiđã bổ sung thêm đối tượng là “những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất” vàosổ đỏ.

Bài viết trênTrí Thức Trẻ (Nhịp sống Kinh tế)đăng ngày 23.11 đã dẫn lời TS. LS Bùi Quang Tín khẳng định rằng các quy định trên chắc chắn sẽ tạo ra rất nhiều hệ lụy trong các giao dịch mua bán bất động sảntrong thời gian tới.

Tuy nhiêntheo ông Tín,chúng ta phải đặt các quy định này dưới lăng kính của Bộ luật Dân sự, xem có phù hợp hay không. Đặc biệt, là quyền lợi của các thành viên vị thành niên có được đảm bảo hay không khi họ chưa có tiếng nói quyết định.

Một vấn đề nữa làliệu Thông tư 33 có tính đến các trường hợp nhiều hộ gia đình đang chờ xin cấp sổ đỏkhông, hay chỉ chính thức thay đổi với các trường hợp xin cấp từ ngày thông tư này có hiệu lực?

"Trong khi chúng ta đang tiến tới đơn giản hóa thủ tục hành chính bằng việc bỏ hẳn sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân thì quy định này lại tạo ra nhiều cái không cần thiết. Việc này sẽ tạo ra sự lúng túng trong công tác ký cấp sỏ đỏ cho rất nhiều trường hợp", ôngTín nói.

Tương tự, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM đặt vấn đề quy định này được ban hành lúc này có cần thiết hay không? Ông Châu cho rằng Thông tư 33 của Bộ TN-MT đưa ra không sai vì nóphù hợp với các nội dung của luật Đất đai. Tuy nhiên cơ quan chủ quản chưa có một cách giải thích và truyền thông thỏa đáng để công luận hiểu rõ hơn. Và vấn đề này dù muốn hay không cũng tác động không nhỏ đến các giao dịch nhà đất trong thời gian tới, bởi chắc chắn sẽ phát sinh rất nhiều chuyện không mong muốn, nhất là có một thành viên chưa đủ tuổi thành niên có tên trên sổ đỏ.

T.H
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sổ đỏ ghi tên cả gia đình có thể gây ra nhiều hệ lụy trong mua bán nhà đất