Có hàng nghìn sản phẩm giả quần áo, đồng hồ, túi xách, giày dép... nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng lại được in nhãn mác, xuất xứ tại Việt Nam.

Truy quét khối lượng lớn hàng giả tại Hà Nội và TP.HCM

tuyetnhung | 06/11/2019, 15:06

Có hàng nghìn sản phẩm giả quần áo, đồng hồ, túi xách, giày dép... nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng lại được in nhãn mác, xuất xứ tại Việt Nam.

Sáng 6.11, Tổng cục Quản lý thị trường đã trực tiếp chỉ đạo 5 Đội Quản lý thị trường thuộc Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổng tấn công 30 điểm kiểm tra tại hai tụ điểm kinh doanh thời trang lớn ở TP.HCM là Trung tâm thương mại Sài Gòn Square và chợ Bến Thành.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục ghi nhận hàng loạtmặt hàng thời trang như quần áo, giày dép, đồng hồ, túi xách… mang đủ các thương hiệu nổi tiếng thế giới như: Louis Vuiton, Chanel, Nike, Dior, Longchamp, Under Armour, Rolex, Bvlgari, Chopard, Patek Philippe, Hermes, Franck Muller, Audermars Piguet, Montblanc, MCM, Burberry.

Ghi nhận sơ bộ tại thời điểm kiểm tra, các đội quản lý thị trường đã thu giữ hàng chục nghìn mẫu đồng hồ, túi xách, mắt kính nghi là hàng hóa nhập lậu, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm sở hữu trí tuệ. Tất cả số hàng hóa trên đều không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, không có đăng ký kinh doanh tại thời điểm lực lượng chức năng yêu cầu xuất trình để kiểm tra.

Đối với các mẫu đồng hồ nghi làm giả thương hiệu đều có mẫu mã rất sắc xảo, được bán với giá từ 1 vài triệu đến hơn 10 triệuđồng/sản phẩm.

Trước đó vào tháng 7, cũng tại 2 khu vực là chợ Bến Thành và Trung tâm thương mại Sài Gòn Square, lực lượng quản lý thị trường đã đồng loạt kiểm tra các điểm kinhdoanh nghi hàng hóa nhập lậu, giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Khi đó, lực lượng chức năng đã thu giữ gần 2.000 sản phẩm là túi xách, bóp, ví, dây nịt, đồng hồ, bút, giày dép, quần áo, nón có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Longchamp, Under Armour, Rolex, Bvlgari, Chopard, Patek Philippe, Montblanc… không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, không có đăng ký kinh doanh với tổng số hàng hóa vi phạm gần 300 triệu đồng.

Đợt truy quét nằm trong chiến dịch kiểm tra chuyên đề được Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường phát động nhằm hạn chế tình trạng kinh doanh hàng hóa nhập lậu, giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đang diễn ra phổ biến hiện nay.

Trong khi đó, ngày 4.11, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã "tóm gọn" hàng chục nghìn sản phẩm quần áo đang được làm giả xuất xứ Việt Nam. Cụ thể, sản phẩm quần áo khi được nhập về có gắn tem nhãn nước ngoài, sau đó được cơ sở này cắt bỏ tem nhãn cũ và thay thế bằng hàng loạt tem nhãn có chữ IFU với xuất xứ "Made in Việt Nam".

Đặc biệt, các sản phẩm quần áo với nhiều chủng loại, chất liệu khác nhau nhưng khi được cơ sở thay đổi nhãn mác thì đều có thành phần cấu tạo giống nhau trên tem nhãn thay thế với 65% cotton và 35% polyester. Ước tính lô hàng với hàng chục nghìn sản phẩm có giá trị vài tỉ đồng.

Gần đây, hải quan TP.HCM liên tiếp phát hiện các lô hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có dấu hiệu giả mạo xuất xứ Việt Nam. Cuối tuần trước, container chứa 317 kiện hàng (khoảng 7,2 tấn) nệm, chăn, gối cao su bị bắt giữ trên tờ khai nhập khẩu và C/O xuất xứ Trung Quốc nhưng trên nhãn sản phẩm lại ghi xuất xứ, thương hiệu của Việt Nam.

Tại Bình Dương, hơn 10 container xe đạp đang bị tạm giữ. Hải quan cho biết, kiểm tra tại chỗ phát hiện số xe đạp nguyên chiếc này 100% nhập từ nước ngoài nhưng tem mác lại ghi sẵn "Made in Vietnam". Trong khi đó, doanh nghiệp khai báo là xe đạp lắp ráp tại Việt Nam. Ở Hải Phòng, hải quan cũng đang tạm giữ, truy xét hàng trăm container máy móc, thiết bị nhập từ nước ngoài về để lắp ráp đơn giản thành hàng có xuất xứ Việt Nam.

Tại một cuộc họp liên ngành về chống gian lận xuất xứ gần đây, Tổng cục trưởng Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đánh giá, tình trạngnày ngày càng diễn biến phức tạp khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa đến hồi kết. Không chỉ giả mạo xuất xứ để tiêu thụ tại thị trường trong nước, nhiều đơn vị còn bị nghi lợi dụng xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang nước thứ ba, đặc biệt là Mỹ để hưởng ưu đãi thuế quan.

Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ đã có danh sách cảnh báo loạt mặt hàng có thể nằm trong diện "chống lẩn tránh" thuế khi xuất sang thị trường Mỹ, trong đó có mặt hàng được nâng mức độ cảnh báo lên ngưỡng cao nhất - cấp độ nguy hiểm.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Truy quét khối lượng lớn hàng giả tại Hà Nội và TP.HCM