Chống lạm thu là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà ngành giáo dục đặt ra và yêu cầu các trường phải thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, những ngày đầu năm học lại có rất nhiều phụ huynh bức xúc cho rằng các trường đang cố gắng tận thu.

Trường tiểu học Hải Bối khẳng định không lạm thu đầu năm học 2017

Hải Yến | 18/09/2017, 11:30

Chống lạm thu là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà ngành giáo dục đặt ra và yêu cầu các trường phải thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, những ngày đầu năm học lại có rất nhiều phụ huynh bức xúc cho rằng các trường đang cố gắng tận thu.

Mới đây, báo điện tử Một Thế Giới có nhận được đơn thư từ tập thể phụ huynh Trường Tiểu học Hải Bối (xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội) thông tin việc nhà trường thu của học sinh một sốkhoản tiền bất hợp lý.

Nội dung đơn liệt kê một số khoản thu cụ thể như sau, đối với các khoản thu hè năm 2017 – 2018 bao gồm: Học kỹ năng sống hè: 100.000đ/1HS; học văn hóa hè: 525.000đ/1HS; quần áo đồng phục: 670.000đ/HS; cơ sở vật chất bán trú: 100.000đ/HS/năm; mua máy chiếu: 800.000đ/HS... Các khoản thu đầu năm 2017 – 2018 bao gồm: Học kỹ năng sống 1 tiết/tuần: 40.000đ/1 tháng (9 tháng = 360.000đ/HS); chăm sóc bán trú:120.000đ/HS/tháng; dạy 2 buổi/ngày: 100.000đ/HS/tháng; học sinh khối 1 và các lớp thường, mỗi học sinh bị thu hỗ trợ soạn giảng 35.000đ/tháng; sổ liên lạc điện tử: thu 15.000đ/HS/tháng (9 tháng = 135.000đ/HS/năm)...

Ngoài việc nóinhà trường lạm thu, nội dung đơn cũng phản ánh hiệu trưởng nhà trường là có biểu hiện “độc đoán”...

Trao đổi với chúng tôi trong ngày 17.9, bà Bùi Thị Sinh - Hiệu trưởng trường Tiểu học Hải Bối cho biết: Các nội dung thu - chi của nhà trường đều dựa trên quy định của ngành giáo dục đào tạo. Đã là một trường công lập, thì trường nào cũng có các khoản thu chi đầu năm và chúng tôi đã có giải trình rất cụ thể về vấn đề này khi thanh tra đến kiểm tra.

Ví dụ như mở lớp kỹ năng sống đã được Phòng GD-ĐT huyện Đông Anh phê duyệt và các phụ huynh đều thống nhất con em họ cần có những kỹ năng sống cơ bản để tránh những vấn đề trong cuộc sống mà chương trình của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng được.

Về việc may đồng phục do Ban phụ huynh trực tiếp ký hợp đồng với nhà may và triển khai, PHHS nào có nhu cầu thì đăng ký mua; Việc thu bán trú đã có văn bản riêng thỏa thuận với từng gia đình. Những việc này nhà trường thực hiện các bước hoàn toàn phù hợp với quy định của ngành giáo dục.

“Riêng việc mua máy chiếu theo như đơn thư của các phụ huynh gửi quý báo mà tôi vừa xem qua thì tôi xin khẳng định là nhà trường không thu. Còn nguyên nhân làdo ở khối 1, các lớp đã đề xuất mua thiết bị, hiệu trưởng chỉ ký phê duyệt kế hoạch đó khi được sự thống nhất từ phía phụ huynh và các cha mẹ học sinh sẽ trực tiếp mua bán cụ thể với bên lắp đặt. Ngay cả việc đơn thư phản ánh nhà trường triển khai vận động xã hội hoá giáo dục 2 lần/năm là hoàn toàn không đúng và nhà trường sẽ tổ chức một buổi họp với ban phụ huynh nếu cần thiết để thông tin lại cho rõ” - bà Sinh khẳng định.

Riêng về thông tin nhà trường thu BHYT 614.250đ/HS là không đúng vì thực tế khoản thu đó theo quy định chỉ có 491.400đ/HS. Hay việc nói nhà trường thu “lớp chất lượng cao 100.000đ/HS/tháng; lớp thường là 35.000đ/HS/tháng” thì: "Thông tin này hoàn toàn không đúng sự thật" - bà Sinh giải trình.

"Bài báo hay tờ rơi mà chúng tôi nhận được và ghi ở dưới là ban phụ huynhnói như vậy đều không đúng. Thực chất khoản thu này do phụ huynh học sinh trong các lớp bàn bạc, thảo luận và thấy rằng: Đối với các lớp mũi nhọn (có nhiều học sinh có năng khiếu các môn học), giáo viên chủ nhiệm sẽ phải rất vất vả để soạn bài tập cho vừa sức với các con, phải tốn nhiều tiền in Phiếu bài tập cuối tuần...Rồi với một số lớp thường (có hệ thống máy chiếu), cha mẹ học sinh trong lớp cũng nhận thấy việc để thầy cô không những phải bỏ tiền túi mua các phần mềm soạn giảng mà còn đi thuê in bài tập, in phiếu cho các con mỗi cuối tuần trong khi thu nhập của thầy cô có hạn thì cũng băn khoăn…

Từ những suy nghĩ, tâm lý trên, Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp trao đổi với nhau rồi cùng đưa vấn đề ra bàn bạc trong phụ huynh học sinh lớp và giáo viên chủ nhiệm. Nếu 100% nhất trí ủng hộ từ phụ huynh thì giáo viên các lớp mới được làm. Nhà trường không cóchỉ đạo", vẫn bà Sinh chia sẻ.

Theo Hiệu trưởng trường Tiểu học Hải Bối, đến ngày 14.9.2017, khi nắm được thông tin từ tờ rơi về khoản thu này thì đã cho kiểm tra. Sau khi thấy 1 vàilớp đã thu của một số ít học sinh thì Hiệu trưởng đã yêu cầu giáo viên chủ nhiệm trả lại ngay cho phụ huynh học sinh trong thời gian sớm nhất có thể. Hiện nay khoản này đã trả hết, bà Sinh khẳng định.

Bên cạnh đấy, bà Sinh cũng cho biết ''Hiện nhà trường đã tiếp các Đoàn kiểm tra của Phòng GD-ĐT Đông Anh, Công an huyện Đông Anh để có báo cáo giải trình trước cơ quan quản lý cấp trên. Qua kiểm tra và nhận xét sơ bộ của đoàn thanh tra thì trường không lạm thu".

Đại diện của trường cũng cho rằng việc có đơn phản ánh nhà trường lạm thu là hoàn toàn không có cơ sở cũng như chưa hiểu hết tình hình của trường.

Chia sẻ về vấnđề các trường đang bị tố cáo lạm thu dù chưa rõ nguyên nhân, GS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, hiện nay Nhà nước vẫn chưa thể cung cấp đủ kinh phí để đảm bảo cho các hoạt động giáo dục. Do đó, các trường nhận thấy có một khoản có thể huy động xã hội đóng góp được.

"Khoản nào Nhà nước không thể hỗ trợ thì cho phép các trường được thu dưới dạng xã hội hóa. Thế nhưng, điều cực kỳ quan trọng là phải đảm bảo yếu tố minh bạch trong thu, chi. Nghĩa là mức thu cụ thể là bao nhiêu? Thu để làm gì phải nói rõ ràng, chứ không thể để cho các trường làm một cách tùy tiện, mỗi trường thu một kiểu. Ở đây đang thiếu đi sự quản lý của Nhà nước ở điểm này" -GS Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh.

Ở góc độ quản lý, ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD-ĐT thẳng thắn nhận định: “Câu chuyện lạm thu đầu năm học không phải mới, năm nào cũng tái diễn với những mức độ và hình thức khác nhau, gây ra những phản ứng trong dư luận.

Để diễn ra những sự việc như vừa qua có trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục và ngành giáo dục các địa phương. Về phía phụ huynh và hội cha mẹ học sinh, do chưa biết và hiểu rõ các quy định trong điều lệ hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh nên đã “vô tình” để xảy ra hiện tượng lạm thu qua hội.

Điều lệ hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh đã quy định rõ những khoản không được thu là các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh. Trong đó bao gồm: bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường...

Về các khoản thu xã hội hóa, thu hỗ trợ, tài trợ cho hoạt động giáo dục, tài trợ học bổng trợ cấp cho người học, Bộ GD-ĐT đã quy định, hướng dẫn rất rõ tại các Thông tư. Việc quản lý và sử dụng các khoản tài trợ phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ GD-ĐT.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trường tiểu học Hải Bối khẳng định không lạm thu đầu năm học 2017