Trang SCMP giới thiệu nhóm nhà khoa học do Giáo sư hàng không vũ trụ Trương Đống (Đại học Bách khoa Tây Bắc) dẫn đầu vừa phát triển được một hệ thống tác chiến trên không có thể giải thích từng hướng dẫn chi tiết cho phi công bằng từ ngữ, dữ liệu thậm chí biểu đồ.
Quốc tế

Trung Quốc phát triển hệ thống AI tác chiến hướng dẫn chi tiết cho phi công

Cẩm Bình 12/05/2024 12:13

Trang SCMP giới thiệu nhóm nhà khoa học do Giáo sư hàng không vũ trụ Trương Đống (Đại học Bách khoa Tây Bắc) dẫn đầu vừa phát triển được một hệ thống tác chiến trên không có thể giải thích từng hướng dẫn chi tiết cho phi công bằng từ ngữ, dữ liệu thậm chí biểu đồ.

Hệ thống sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) còn có thể nói rõ tầm quan trọng của từng hướng với tình hình hiện tại, thao tác bay cụ thể lẫn ý định chiến thuật đằng sau.

Nhóm của giáo sư Trương cho biết hệ thống do họ phát triển đạt tỷ lệ chiến thắng gần 100% chỉ sau khoảng 20.000 lần huấn luyện chiến đấu, trong khi hệ thống AI thông thường hiện tại sau 50.000 lần huấn luyện chỉ đạt tỷ lệ chiến thắng 90%.

Họ chỉ mới thử nghiệm hệ thống trên thiết bị mô phỏng, nhưng trong tương lai nó có thể được dùng cho tình huống tác chiến thực tế.

trung.jpg

Công nghệ AI hiện tại hoạt động như hộp đen: nhận yêu cầu rồi đưa ra kết quả, con người chẳng biết gì về quá trình lẫn lý do tại sao hệ thống lại ra kết quả như vậy. Với loạt công việc bình thường ngoài cuộc sống thì đây không phải vấn đề lớn, tuy nhiên trong chiến đấu thì liên quan đến sinh - tử.

Trong tương lai, phi công sẽ cần hợp tác chặt chẽ với AI, thậm chí giao phó mạng sống cho chúng. Cách thức hoạt động như hộp đen hiện nay khiến con người không tin tưởng máy móc, ngăn cản giao tiếp sâu sắc giữa hai bên. Chính vì vậy, hệ thống do nhóm của giáo sư Trương phát triển là giải pháp sáng giá cho vấn đề này.

Mỹ bắt đầu thử nghiệm ứng dụng AI vào tác chiến sớm hơn Trung Quốc. Đầu tháng qua một chiến đấu cơ F-16 được điều khiển bởi AI vừa thực hiện lần bay huấn luyện thực tế lần thứ 20 tại căn cứ không quân Edwards, AI học hỏi nhanh đến mức đã có thể đánh bại phi công người thật. Hiện chưa có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc chạy thử nghiệm AI bên ngoài thiết bị mô phỏng.

Nhằm trấn an lo ngại xung quanh việc AI hoạt động như hộp đen, Cơ quan Nghiên cứu các dự án quốc phòng hiện đại Mỹ (DARPA) áp dụng hai cách giải quyết. Một là chỉ giao cho AI nhiệm vụ đơn giản như chọn vũ khí phù hợp mục tiêu. Hai là để sĩ quan cấp cao đích thân ngồi trên máy bay do AI điều khiển. Ở lần bay huấn luyện đầu tháng qua, đích thân Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall ngồi ghế phi công F-16 do AI điều khiển.

Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc phát triển hệ thống AI tác chiến hướng dẫn chi tiết cho phi công