Trung Quốc đã công bố những hình ảnh đầu tiên được chụp bởi tàu thám hiểm sao Hỏa của họ, Zhurong (Chúc Dung - một vị thần lửa trong thần thoại Trung Quốc).

Trung Quốc khoe hình ảnh đầu tiên trên sao Hỏa do tàu Chúc Dung chụp

A.T | 20/05/2021, 08:29

Trung Quốc đã công bố những hình ảnh đầu tiên được chụp bởi tàu thám hiểm sao Hỏa của họ, Zhurong (Chúc Dung - một vị thần lửa trong thần thoại Trung Quốc).

tq-1.jpg

Một hình ảnh đen trắng được chụp bởi camera điều hướng tránh chướng ngại vật cho thấy xuất hiện một đoạn đường dốc và bề mặt phẳng của sao Hỏa nơi Chúc Dung đáp xuống hôm 15.5.

tq-2.jpg

Hình ảnh màu được chụp bởi một camera điều hướng phía sau của tàu đổ bộ tự hành chạy bằng năng lượng mặt trời cho thấy bảng điều khiển năng lượng mặt trời và ăng-ten của nó đã mở ra bình thường.

Cục Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc cho biết Chúc Dung sau khi đổ bộ để xuống bề mặt sao Hỏa, nó sẽ bắt đầu tuần tra và khám phá như một phần trong sứ mệnh kéo dài ba tháng để tìm kiếm các dấu hiệu hoặc bằng chứng về sự sống cổ đại trên hành tinh đỏ.

Sứ mệnh sao Hỏa của Trung Quốc đã thành công trong việc đi vào quỹ đạo của hành tinh và hạ cánh một tàu tự hành có thể đi qua bề mặt sao Hỏa ngay trong một lần. Trước đó, NASA đã phải mất nhiều nhiệm vụ để hoàn thành những bước thử thách đó, mặc dù NASA khởi động trước Trung Quốc hàng thập kỷ, từ năm 1971 đến năm 1997.

Mặc dù Chúc Dung của Trung Quốc không có công nghệ tiên tiến như tàu đổ bộ Perseverance của NASA, hiện cũng đang di chuyển trên sao Hỏa, nhưng sự hiện diện của nó gửi một tín hiệu rõ ràng rằng khả năng không gian của Trung Quốc đang bắt kịp với Mỹ.

Với trọng lượng khoảng 529 pound (240 kg) và được trang bị sáu dụng cụ khoa học, Chúc Dung được phóng bằng một tên lửa có tên là Trường Chinh 5 từ Bãi phóng tàu vũ trụ Văn Xương ở đảo Hải Nam, Trung Quốc, vào ngày 23.7.2020. Chiếc tàu đã trải qua 7 tháng ngoài không gian trước khi đi vào quỹ đạo của sao Hỏa vào tháng 2.

Thiên vấn-1 là một trong ba tàu được phóng vào mùa hè năm ngoái, cùng với tàu thám hiểm Perseverance của NASA, đã hạ cánh trên Sao Hỏa vào tháng 2 và Tàu thăm dò Hope của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, đã đi vào quỹ đạo quanh sao Hỏa cũng vào tháng 2. Không giống như sứ mệnh của Mỹ và Trung Quốc, tàu thăm dò của UAE không nhằm mục đích hạ cánh trên sao Hỏa - ​​chỉ nghiên cứu hành tinh này từ quỹ đạo.

Cả ba phi vụ được thực hiện cùng lúc do sự khoảng cách giữa Trái đất và sao Hỏa ở cùng một phía của mặt trời, giúp cho hành trình đến hành tinh đỏ hiệu quả hơn.

Chúc Dung hạ cánh xuống một đồng bằng rộng lớn ở bán cầu bắc của sao Hỏa được gọi là Utopia Planitia. Đó cũng là nơi tàu đổ bộ Viking 2 của NASA đã hạ cánh vào năm 1976.

Chương trình không gian đầy tham vọng của Trung Quốc đã gây xôn xao vào đầu tháng này khi một tên lửa ngoài tầm kiểm soát, nặng gần 40.000 pound (18 tấn), lao xuống Ấn Độ Dương - khiến NASA lên tiếng phê bình vì không "đáp ứng các tiêu chuẩn trách nhiệm liên quan đến các mảnh vỡ không gian (của nó)."

Tên lửa Trường Chinh đã phóng một phần trạm vũ trụ mới của Trung Quốc lên quỹ đạo vào cuối tháng 4 và đã bị bỏ rơi trong không gian rồi rơi vào mất kiểm soát cho đến khi lực hấp dẫn của Trái đất kéo nó trở lại.

Hôm 15.5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi lời chúc mừng sứ mệnh sao Hỏa thành công, đồng thời ca ngợi đây là "một bước quan trọng trong quá trình thăm dò các vì sao của Trung Quốc".

Mặc dù các nhà chức trách và truyền thông Trung Quốc đã ca ngợi Thiên vấn-1 là sứ mệnh đầu tiên của nước này lên sao Hỏa, nhưng điều đó thực không hoàn toàn đúng.

Nỗ lực tiếp cận sao Hỏa đầu tiên của Trung Quốc là vào năm 2011 với tàu thăm dò Huỳnh hỏa-1, được cho là quay quanh hành tinh đỏ và nghiên cứu cấu trúc môi trường của nó. Nó được phóng từ Kazakhstan song song với sứ mệnh Phobos-Grunt của Nga vào tháng 11 năm đó, được cho là quay quanh hành tinh đỏ và nghiên cứu cấu trúc môi trường của nó.

Nhưng nhiệm vụ đã thất bại, với sự cố khiến tàu thăm dò bị mắc kẹt trong quỹ đạo Trái đất ngay sau khi phóng. Năm 2012, tàu vũ trụ quay trở lại bầu khí quyển của Trái đất và rơi xuống Thái Bình Dương.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc khoe hình ảnh đầu tiên trên sao Hỏa do tàu Chúc Dung chụp