Mỹ tin rằng sẽ đàm phán với Trung Quốc trong tuần này với một “bàn tay ngày càng mạnh mẽ” và sẽ đặt ra những lo ngại sâu sắc về hành vi của nước này trong nhiều vấn đề, bao gồm cả nhân quyền, các quan chức cấp cao của Mỹ nói với Reuters.

‘Trung Quốc khá kém trong việc giữ lời hứa, phải hành động nếu muốn cải thiện quan hệ với Mỹ’

Nhân Hoàng | 17/03/2021, 08:05

Mỹ tin rằng sẽ đàm phán với Trung Quốc trong tuần này với một “bàn tay ngày càng mạnh mẽ” và sẽ đặt ra những lo ngại sâu sắc về hành vi của nước này trong nhiều vấn đề, bao gồm cả nhân quyền, các quan chức cấp cao của Mỹ nói với Reuters.

Trả lời phỏng vấn các nhà báo trước cuộc đàm phán dự kiến ​​diễn ra vào 18.3 tại thành phố Anchorage, bang Alaska, Mỹ, các quan chức này nói chính quyền Biden muốn thấy "hành động chứ không phải lời nói" từ Trung Quốc nếu họ muốn cải thiện quan hệ.

Các cuộc đàm phán tại Anchorage sẽ là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên của chính quyền Biden với các quan chức cấp cao Trung Quốc, nước mà họ xác định là thách thức đáng gờm nhất.

Sau chuyến thăm đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm nhấn mạnh cam kết của Mỹ với Ấn Độ - Thái Bình Dương về sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ngoại trưởng Antony Blinken cùng cố vấn an ninh quốc gia Mỹ - Jake Sullivan sẽ gặp gỡ nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc là Dương Khiết Trì (Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc) và Ngoại trưởng Vương Nghị.

trump-noi-co-the-tai-tranh-cu-neu-vo-hoang-tu-harry-tham-gia2.jpg
Từ trái qua phải lần lượt là ông Antony Blinken, Jake Sullivan, Dương Khiết Trì, Vương Nghị

Một quan chức Mỹ nói với các phóng viên: “Chúng tôi đến với những gì chúng tôi cảm thấy là một bàn tay ngày càng mạnh mẽ”.

Trung Quốc đã nói về mong muốn thay đổi giọng điệu của mối quan hệ. Và tất nhiên, chúng tôi sẽ xem xét hành động, chứ không phải lời nói, trên mặt trận đó”, một quan chức thứ hai nói.

Quan chức thứ nhất cho biết phía Mỹ sẽ nói rõ “những lo ngại sâu sắc” của mình về việc Trung Quốc đối xử với người Hồi giáo ở Tân Cương và những người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông, cũng như sự ép buộc kinh tế với các đồng minh cùng đối tác của Mỹ và các động thái gây hấn Đài Loan.

Mỹ không mong đợi các sản phẩm cụ thể từ cuộc đàm phán, nhưng sẽ đặt ra các lĩnh vực mà họ tin rằng Trung Quốc cần thay đổi hướng đi của mình, quan chức này cho biết.

Quan chức thứ hai nói Trung Quốc "khá kém trong việc giữ lời hứa” và Mỹ đặt ra những kỳ vọng thực tế về khả năng thay đổi.

Mỹ không muốn Trung Quốc "hoạt động dưới ảo tưởng về cách tiếp cận cứng rắn của chúng ta với hành vi rất có vấn đề từ họ", quan chức này nói.

Chúng tôi đang muốn có một cuộc trò chuyện tốt đẹp, mạnh mẽ và rất thẳng thắn với một cường quốc sắp trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của chúng tôi”, ông nói thêm.

Quan chức thứ nhất cho biết các hành động của Trung Quốc, bao gồm cả “hoạt động mạng độc hại”, là hành vi không thể chấp nhận được và Mỹ sẽ yêu cầu Trung Quốc tuân thủ các quy tắc quốc tế.

Quan chức này nhấn mạnh rằng chính quyền Biden đã thống nhất trong cách tiếp cận với Trung Quốc. Cụ thể là không để Trung Quốc khai thác các phần khác biệt trong Chính phủ Mỹ dẫn đến chuyện chống lại nhau. Đây là dẫn chứng rõ ràng cho thấy những khác biệt chính quyền Trump về cách đối phó với Trung Quốc.

Hôm 10.3, Thư ký báo chí Nhà Trắng - Jen Psaki nói thêm rằng chính quyền Biden sẽ tiếp cận các mối quan hệ với Trung Quốc "trong bước đệm" cùng các đối tác.

Điều quan trọng với chúng tôi là cuộc họp đầu tiên của chính quyền này với các quan chức Trung Quốc được tổ chức trên đất Mỹ và diễn ra sau khi chúng tôi đã gặp, tham khảo ý kiến ​​chặt chẽ với các đối tác và đồng minh ở cả châu Á lẫn châu Âu”, bà Jen Psaki nói trong một cuộc họp báo.

Bà Jen Psaki cho biết cuộc họp sẽ là “cơ hội để giải quyết nhiều vấn đề, bao gồm cả những vấn đề mà chúng tôi có những bất đồng sâu sắc”.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã cam kết xem xét các yếu tố trong chính sách của Mỹ với Trung Quốc, khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới điều hướng mối quan hệ đã chìm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump.

Tổng thống Biden với tư cách Tổng thống Mỹ đã tổ chức cuộc điện đàm đầu tiên với Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng trước và tỏ ra mâu thuẫn trong hầu hết các vấn đề, ngay cả khi ông Tập cảnh báo rằng đối đầu sẽ là một "thảm họa" với cả hai quốc gia.

Bài liên quan
Ông Biden gọi Kim Jong-un là 'côn đồ', Triều Tiên không phản ứng khi Mỹ tiếp cận
Một quan chức cấp cao của chính quyền Biden nói với Reuters hôm 13.3 rằng Triều Tiên đã không phản ứng với hoạt động ngoại giao hậu trường từ giữa tháng 2.2021 của Mỹ, bao gồm cả phái đoàn của Bình Nhưỡng tại Liên Hợp Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Trung Quốc khá kém trong việc giữ lời hứa, phải hành động nếu muốn cải thiện quan hệ với Mỹ’