Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ (NEC) Larry Kudlow ngày 17.4 cho biết cả nước này lẫn Trung Quốc đều đang nỗ lực giải quyết tình trạng căng thẳng mà nhiều nhà kinh tế cảnh báo sẽ làm bùng nổ chiến tranh thương mại.

Trung Quốc có ‘phản ứng mang tính xây dựng’ với Mỹ

Cẩm Bình | 18/04/2018, 14:32

Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ (NEC) Larry Kudlow ngày 17.4 cho biết cả nước này lẫn Trung Quốc đều đang nỗ lực giải quyết tình trạng căng thẳng mà nhiều nhà kinh tế cảnh báo sẽ làm bùng nổ chiến tranh thương mại.

Kudlow tái khẳng định ông lạc quan về triển vọng giải quyết căng thẳng. Giám đốc NEC phát biểu trên kênh CBS: “Hiện tại nó không phải là một cuộc chiến tranh thương mại. Theo ý tôi thì đây chỉ là xung đột thương mại và hai quốc gia sẽ xử lý. Hai bên có thể trò chuyện. Cho đến nay, Trung Quốc đã trở lại với những phản ứng mang tính xây dựng hơn”.

Phát biểu của ông Kudlow được đưa ra khi Bắc Kinh có những bước đi ban đầu nhằm hiện thực hóa cam kết mở cửa hơn nữa nền kinh tế mà Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao tuần trước. Giới chức nước này ngày 17.4 công bố kế hoạch nới lỏng quy định quản lý với các nhà sản xuất xe ô tô ngoại.

Cho đến nay, các hãng xe ngoại để vào thị trường Trung Quốc phải liên doanh với đối tác nội địavà không được sở hữu quá 50%. Theo kế hoạch, những hạn chế sẽ được dỡ bỏ trong năm nay đối với nhà sản xuất xe điện, năm 2020 với xe thương mại và 2022 với xe du lịch.

Trước đó vào ngày 12.4, Trung Quốc cũng đã có động thái mở cửa ngành tài chính. Cụ thể, từ tháng tới, lần đầu tiên các nhân viên cấp cao nước ngoài của nhiều quỹ chứng khoán tư nhân sẽ có thể tham gia kỳ thi kiểm tra chất lượng trong ngành tài chính bằng tiếng Anh.

Các kỳ thi kiểm tra chất lượng trước kia chỉ được tổ chức bằng tiếng Trung, khiến các doanh nghiệp nước ngoài gặp khó khăn­ trong tuyển dụng nhân sự có trình độ cao.

Quy định quản lý các hãng xe nước ngoài được nới lỏng ­- Ảnh: ABC News

Trái ngược với những gì đang làm trong ngành ô tô và tài chính, Bắc Kinh lại yêu cầu các nhà nhập khẩu cao lương từ Mỹ phải nộp khoản phí 179% giá trị lô hàng, vì kết quả điều tra sơ bộ của Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy cao lương Mỹ bán phá giá, gây tổn hại cho nhà sản xuất trong nước.

Động thái điều tra chống bán phá giá cao lương nhập từ Mỹ được Trung Quốc công bố đầu tháng 2, sau khi Washington áp thuế với pin mặt trời và máy giặt nhập khẩu.

Loren Puette, Giám đốc công ty nghiên cứu nông nghiệp ChinaAg, nhận định việc đánh vào mặt hàng này sẽ gây ra ảnh hưởng lớn với Mỹ, vì Trung Quốc là một trong những thị trường nước ngoài lớn nhất của các nhà sản xuất cao lương Washington.

Kể từ tháng 2 đến nay, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới liên tục leo thang căng thẳng với hàng loạt biện pháp dọa đánh thuế-trả đũa.

Cẩm Bình (theo Reuters, CBS News)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc có ‘phản ứng mang tính xây dựng’ với Mỹ