Hòn đảo tươi đẹp Boracay nổi tiếng thế giới là một điểm đến du lịch, nhưng lại bị chính Tổng thống Philippines gọi là “hầm phân” và hôm 17.4, hàng trăm cảnh sát chống bạo loạn được giao nhiệm vụ ngăn chặn du khách đến tắm biển, nghỉ ngơi trong thời gian 6 tháng kể từ ngày 26.4 tới.

Cảnh sát chống bạo loạn Philippines đóng cửa đảo ‘hầm phân’ Boracay

Trần Trí | 18/04/2018, 11:42

Hòn đảo tươi đẹp Boracay nổi tiếng thế giới là một điểm đến du lịch, nhưng lại bị chính Tổng thống Philippines gọi là “hầm phân” và hôm 17.4, hàng trăm cảnh sát chống bạo loạn được giao nhiệm vụ ngăn chặn du khách đến tắm biển, nghỉ ngơi trong thời gian 6 tháng kể từ ngày 26.4 tới.

Theo báo Guardian, Tổng thống Rodrigo Duterte đã ra lệnh từ ngày 26.4 không cho du khách đến hòn đảo nhỏ có bãi cát trắng Boracay, để chính quyền có thể lắp đặt hệ thống cống thải, và giải tỏa các cơ sở hạ tầng trái phép.

Quyết định đột ngột của chính phủ đẩy dân đảo vào nguy cơ thất nghiệp

Ngày 17.4, chính quyền công bố kế hoạch đóng cửa hòn đảo, sử dụng hơn 600 cảnh sát gồm 138 thành viên của “Đơn vị giải tán đám đông”.

Chỉ huy cảnh sát địa phương nói trên đài truyền hình quốc gia: “Trong thời gian này, sẽ luôn có sự hoang mang, bất an và xuống tinh thần. Chúng tôi sẽ truy lùng nguồn gốc gây hoang mang, bất an, xuống tinh thần vốn có thể dẫn đến kích động, thậm chí chuyển biến thành một vấn đề an ninh”.

Việc đến hòn đảo 1.000 hectare (cách thủ đô Manila 300km) này sẽ được giới hạn bằng một cảng nhỏ. Khoảng 4.000 cư dân Boracay sẽ phải mang theo thẻ căn cước mớivà bị cấm dùng thuyền đánh cá, bơi lặn vào ban đêm. Thẻ mới sẽ được phát 3 ngày trước khi bắt đầu chính thức đóng cửa đảo, và lực lượng an ninh sẽ “biểu dương lực lượng” trong tuần tới.

Giới kinh doanh ở hòn đảo du lịch này đã cảnh báo: việc bị đột ngột đóng cửa sẽ khiến họ lâm cảnh phá sản và nạn thất nghiệp sẽ xảy ra với khoảng 17.000 người ở cáckhách sạn, nhà hàng, cùng 11.000 thợ xây dựng và nhân viên du lịch.

Năm 2017, đảo du lịch Boracay từng đón 2 triệu lượt du khách, đạt nguồn thu 1 tỉ USD, theo số liệu chính thức. Nhưng việc chính phủ Philippines đột ngột quyết định đóng cửa đảo sẽ khiến vô số nhà hàng, khách sạn, các ngành kinh doanh và du lịch sẽ phải ngưng nhận đón khách.

Sự đe dọa đóng cửa đảo bắt đầu phát ra từ tháng 2, khi Tổng thống Duterte cáo buộc giới làm ăn ở Boracay xả thải trực tiếp xuống vùng biển đảo. Trong một phát biểu ở thành phố quê hương Davao, ông tuyên bố: “Tôi sẽ đóng cửa Boracay. Đấy là một hầm phân”. Ông cũng đã đến thăm hòn đảo này.

Đóng cửa đảo du lịch chỉ để "đón làn gió" đầu tư từ Trung Quốc?

Chính quyền tuyên bố việc triển khai cảnh sát và cấm du khách đến đảo này là hợp pháp.Tuy nhiên, dân Philippines nghi quyết định đóng cửa này chỉ nhằm phục vụ lợi ích của một nhóm nhà đầu tư Trung Quốc.

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 7.4, hồi tháng 12.2017,một nhóm đại diện củaTập đoàn Galaxy Entertainment (trụ sở ở đặc khu Macau của Trung Quốc) có nhà sáng lập Lui Che Woo dẫn đầu đã đến Philippines. Đoàn gặp Tổng thống Rodrigo Duterte và đề nghị dự án resort - sòng bài quy mô trị giá 500 triệu USD, xây trên khu đất rộng 23ha ở Boracay vào đầu năm 2019. Dự kiến công trình hoàn thành trong 3 năm.

Có tin đồn tập đoàn trên xin được giấy phép kinh doanh cờ bạc hồi tháng 3, tức sau khi ông Duterte ra lệnh cấm xây casino mới. Nhưng Manila phủ nhận, nói Galaxy đã nộp đơn xin trước khi có lệnh cấm.

Người phát ngôn của tập đoàn nói ưu tiên của Galaxy là ủng hộ sự phát triển bền vững của hòn đảo tươi đẹp. Nhưng bất chấp lời xoa dịu này, nhiều cư dân địa phương giận dữ, nói chính phủ Manila đã hy sinh lợi ích địa phươngđể thu hút làn sóng đầu tư và du khách từ Trung Quốc.

Một chủ nhà hàng giấu tên ở Boracay lập luận: nếu lý do đóng cửa hòn đảo quả thật là vì môi trườngthì sự hiện diện của một khu nghỉ mát – sòng bạc ở đó là điều khó hiểu: “Nếu quan ngại về môi trường là lý do đóng cửa Boracay, ai lại đi xây thêm một sòng bài khổng lồ? Chúng tôi tin sòng bài chỉ làm môi trường thêm xuống cấp, và cả bản sắc của hòn đảo. Chúng tôi không cần sòng bài để thu hút khách du lịch đến Boracay”. Người này cũng cho biết khoảng 36.000 người lao động sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định của Tổng thống Philippines.

Một số người khác thậm chí chỉ trích chính phủ để công ty nước ngoài kiếm lợi nhuận, bất chấp thiệt hại của doanh nghiệp địa phương.

Liên đoàn quốc gia Các tổ chức ngư dân nhỏ của Philippines (PAMALAKAYA) cáo buộc chính quyền Manila tạo điều kiện cho công ty nước ngoài "trục lợi trên sự tổn thất của doanh nghiệp địa phương và quyền di sản".

Cũng giống nhiều nước khác trong khu vực, khách Trung Quốc là một nguồn quan trọng của ngành công nghiệp du lịch Philippines. Năm 2017, nước này đón tổng cộng 968.447 lượt khách Trung Quốc, tăng 43% so với năm 2016.

Riêng đảo Boracay thu hút 375.284 khách Trung Quốc, tăng gần 30 lần so với cách đây 10 năm, vượt qua mặt khách Hàn Quốc. Trung bình mỗi khách Trung Quốc chi khoảng 770USD cho chuyến nghỉ mát 3 ngày ở Boracay.

Theo giới làm ăn, dù lượng khách Trung Quốc đến Boracay tăng mạnh thời gian gần đây, đa số họ đi theo các gói tour cố định và được chở thẳng đến các khách sạn, nhà hàng của đồng bào Trung Quốc của họ.

Bích Ngọc (theo Guardian, SCMP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cảnh sát chống bạo loạn Philippines đóng cửa đảo ‘hầm phân’ Boracay