Ngày 8.11, Trung Quốc đã cho máy bay ném bom chiến lược hạt nhân của mình là H-6 bay dọc theo "đường chín đoạn" trên Biển Đông, sau khi Tổng thống mới đắc cử Donald Trump điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn.

Trung Quốc cho máy bay ném bom hạt nhân bay dọc 'đường chín đoạn'

Hà Ngọc Bách | 10/12/2016, 15:23

Ngày 8.11, Trung Quốc đã cho máy bay ném bom chiến lược hạt nhân của mình là H-6 bay dọc theo "đường chín đoạn" trên Biển Đông, sau khi Tổng thống mới đắc cử Donald Trump điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn.

Theo Fox News, dẫn lời hai quan chức quốc phòng giấu tên của Mỹ, ngày 8.12 máy bay ném bom H-6 đã được máy bay chiến đấu hộ tống bay dọc theo "đường chín đoạn" mà nước này dùng làm yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông.

Động thái này của Trung Quốc được cho là để phô diễn sức mạnh quân sự và là thông điệp "dằn mặt" đối với Tổng thống mới đắc cử Donald Trump sau cuộc điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn.

Trước khi ông Trump thực hiện cuộc điện đàm với bà Thái vào ngày 2.12 thì Trung Quốc cũng đã điều máy bay H-6 bay áp sát Đài Loan.

Theo hai quan chức Mỹ thì Trung Quốc đã từng đưa máy bay ném bom H-6 bay tuần tra phi pháp trên Biển Đông nhưng chưa bao giờ thực hiện một đường bay như trong chuyến bay ngày 8.12.

Dự đoán, trong thời gian tới tình hình trên Biển Đông có thể thêm căng thẳng khi Bộ Ngoại giao Mỹ vừa công bố báo cáo khẳng định yêu sách “đường chín đoạn” mà Trung Quốc đơn phương đưa ra tại Biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế về biển.

Trong báo cáo dài 26 trang, được công bố ngày 5.12 do Cục Đại dương và Các vấn đề môi trường và khoa học quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ thực hiện đã chỉ ra sự phi lý trong yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc.

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy “đường chínđoạn” mà Trung Quốc đưa ra nằm gần với đường bờ biển của các quốc gia tiếp giáp biển Đông, trong đó đoạn số 1 (theo báo cáo) chỉ cách bờ biển Việt Nam 50 hải lý và cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 36 hải lý. Các đoạn 3,4,5 lần lượt cách Indonesia, Malaysia, Philippines 75, 24 và 35 hải lý.

Trung Quốc cũng không giải thích được tính hợp pháp của bản đồ "đường chín đoạn" mà chỉ nói khu vực họ tuyênbố chủ quyền là "vùng nước lịch sử", một khái niệm khôngphù hợp với luật pháp quốc tế về biển.

Trung Quốc cũng cho thấy những động thái tăng cường sức mạnh quân sự trên Biển Đông khi các vệ tinh tình báo Mỹ đã phát hiện hệ thống tên lửa đất đối không SA-21, một phiên bản của Trung Quốc dựa trên thiết kế của hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, tại khu vực cảng ở thành phố Yết Dương, đông nam Trung Quốc.

Người đứng đầu Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ, Đô đốc Harry Harris đã nhiều lần cảnh báo trong về việc Trung Quốc tiếp tục xây dựng quân đội hoặc "quân sự hóa" Biển Đông.

Ái Vi (theo Fox News)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
một giờ trước Thị trường và chính sách
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc cho máy bay ném bom hạt nhân bay dọc 'đường chín đoạn'