Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay 11.11 đã cảnh báo không nên để căng thẳng ở Ấn Độ-Thái Bình Dương làm tái phát tâm lý Chiến tranh Lạnh.

Trung Quốc cảnh báo nguy cơ Chiến tranh lạnh tại Thái Bình Dương

11/11/2021, 07:39

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay 11.11 đã cảnh báo không nên để căng thẳng ở Ấn Độ-Thái Bình Dương làm tái phát tâm lý Chiến tranh Lạnh.

Phát biểu của ông bên lề hội nghị thượng đỉnh thường niên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương được đưa ra vài tuần sau khi Mỹ, Anh và Australia công bố một liên minh an ninh mới trong khu vực, trong đó Australia sẽ được Mỹ và Anh giúp đóng tàu ngầm hạt nhân. Trung Quốc đã chỉ trích gay gắt thỏa thuận này.

tapcanbinh.jpg
Chủ tịch Tập Cận Bình trong lần xuất hiện gần đây - Ảnh: Internet

Tại Hội nghị thượng đỉnh CEO tại APEC, do New Zealand tổ chức dưới dạng trực tuyến, ông Tập đã phát biểu trong một đoạn video được quay trước. Ông Tập dự kiến ​​sẽ tham gia một cuộc họp trực tuyến với các nhà lãnh đạo Vành đai Thái Bình Dương khác, gồm cả Tổng thống Mỹ Joe Biden vào thứ 13.11.

Trong bài phát biểu, ông Tập nói rằng những nỗ lực để vạch ra các ranh giới trong khu vực theo hệ tư tưởng hoặc địa chính trị sẽ thất bại.

Ông Tập nói: “Khu vực châu Á-Thái Bình Dương không thể và không nên tái diễn sự đối đầu và chia rẽ của thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Ông Tập cũng cho biết khu vực cần đảm bảo duy trì các đường cung ứng hoạt động tốt và tiếp tục tự do hóa thương mại và đầu tư.

Ông nói: “Trung Quốc sẽ vẫn kiên định trong việc thúc đẩy cải cách và mở cửa để tạo thêm động lực cho phát triển kinh tế.

Ông nói, nhiệm vụ cấp bách nhất trong khu vực là nỗ lực tối đa để chống lại đại dịch và thoát khỏi cái bóng của nó càng sớm càng tốt.

Các nước thành viên APEC chiếm gần 3 tỷ người và khoảng 60% GDP của thế giới. Nhưng căng thẳng sâu sắc kéo dài trong nhóm 21 quốc gia và vùng lãnh th, đặc biệt là giữa Mỹ, Trung Quốc, Nga, Úc và gần đây là vấn đề Đài Loan.

Cả Đài Loan và Trung Quốc đều đã nộp đơn đăng ký tham gia hiệp định thương mại Vành đai Thái Bình Dương, Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ về Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, với việc Bắc Kinh tuyên bố sẽ chặn ý định của Đài Loan gia nhập các tổ chức quốc tế.

Và giờ vẫn chưa rõ liệu tất cả các thành viên APEC có ủng hộ việc Mỹ đăng cai tổ chức đại hội APEC năm 2023 hay không.

Thứ trưởng Ngoại giao New Zealand Nanaia Mahuta hôm 10.11 cho rằng APEC được thành lập dựa trên sự đồng thuận và vẫn chưa có xác nhận đăng cai tổ chức cho năm 2023.

Các quan chức cho biết họ đã đạt được tiến bộ đáng kể trong khoảng 340 cuộc họp sơ bộ trước cuộc họp của các nhà lãnh đạo trong tuần này. Các thành viên APEC đã đồng ý cắt giảm hoặc loại bỏ nhiều loại thuế quan và mở cửa biên giới đối với vắc xin, khẩu trang và các sản phẩm y tế khác quan trọng để chống lại đại dịch.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
4 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc cảnh báo nguy cơ Chiến tranh lạnh tại Thái Bình Dương