Ý tưởng thiết kế của máy bay chiến đấu đa nhiệm J-16D Trung Quốc rất giống F-15E Mỹ. Và cuộc huấn luyện tác chiến mà J-16D đang tham gia cũng là học theo chiến lược không chiến cự ly gần (dogfight) thường thấy ở không quân Mỹ.

Trung Quốc học theo Mỹ trong huấn luyện chiến đấu cơ

Cẩm Bình | 09/11/2021, 11:05

Ý tưởng thiết kế của máy bay chiến đấu đa nhiệm J-16D Trung Quốc rất giống F-15E Mỹ. Và cuộc huấn luyện tác chiến mà J-16D đang tham gia cũng là học theo chiến lược không chiến cự ly gần (dogfight) thường thấy ở không quân Mỹ.

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cuối tuần qua đưa tin, không lâu sau khi ra mắt tại triển lãm hàng không Chu Hải cuối tháng 9, J-16D - phiên bản dùng cho tác chiến điện tử của J-16 - đã tham gia một cuộc huấn luyện tác chiến với chiến đấu cơ khác.

CCTV dẫn lời nhà nghiên cứu Vương Minh Lượng thuộc Học viện Chỉ huy không quân Giải phóng quân Trung Quốc giới thiệu J-16D được trang bị nhiều loại vũ khí, thiết bị giám sát và thiết bị gây nhiễu nên sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi phối hợp với chiến đấu cơ khác, chẳng hạn như tiêm kích tàng hình J-20.

“Cả J-16D lẫn J-20 đều có thể né tránh hệ thống radar kẻ địch. Vì vậy chúng đem lại lợi ích cho nhau nếu hợp tác tác chiến trong tương lai”, theo nhà nghiên cứu họ Vương.

J-16D được thiết kế để đồng hành với J-10 và J-10C. Ba máy bay đều sở hữu hệ thống radar mảng pha điện tử tự động (AESA) điều khiển bằng máy tính, giúp liên lạc với nhau tốt hơn, cũng như phát hiện kẻ địch tốt hơn.

tj-16.jpg
Chiến đấu cơ J-16D - Ảnh: SCMP

Chuyên gia quân sự Chu Thần Minh (tại Bắc Kinh) nhận xét ý tưởng thiết kế của J-16D rất giống tiêm kích đa nhiệm F-15E Strike Eagle không quân Mỹ đang dùng.

“Chúng ta thấy không quân Mỹ cũng tiến hành huấn luyện phối hợp F-22, F-35, F-15E cũng như với các chiến đấu cơ khác. Hoạt động huấn luyện không chiến cự ly gần và ý tưởng thiết kế của máy bay Trung Quốc đều lấy cảm hứng từ Mỹ, vì chiến đấu trong tương lai sẽ không chỉ tập trung vào một loại máy bay nào cả”, chuyên gia Chu phân tích.

J-20 được xem là đối thủ của F-22 Raptor, còn J-10 có thể đối trọng với F-35. Tuy nhiên động cơ lẫn tính năng tàng hình của hai chiến đấu cơ Trung Quốc đều kém hơn.

Năm 2017, không quân Trung Quốc từng tuyên bố phi công lái J-20 cũng có thể lái J-16, J-10C cũng như các loại máy bay thế hệ mới khác. Một năm sau họ tung ra hình ảnh J-20, J-16, J-10C bay cùng nhau, đồng thời khẳng định chúng là trụ cột cho tác chiến trên không.

Chuyên gia Chu cho biết hình ảnh tung ra năm 2018 chính là lần đầu tiên Trung Quốc tiết lộ vai trò của J-16 và phiên bản J-16D. Giới thiết kế máy bay nước này cũng tích hợp trí tuệ nhân tạo chiến đấu cơ thế hệ mới để giúp phi công phản ứng nhanh lúc không chiến.

Đầu tháng 10, ấn phẩm quân sự Kanwa Defence Review có đăng tải một số hình ảnh vệ tinh cho thấy ít nhất một chiếc J-16D đã được triển khai đến căn cứ Hướng Đường (tỉnh Giang Tây) cách Đài Loan không xa. Nhà quan sát quân sự Antony Wong cho biết J-20, J-16, J-10C là tổ hợp tác chiến mà Trung Quốc tiến hành huấn luyện kể từ năm 2019.

Theo ông: “Đây là tổ hợp dùng cho cuộc chiến với Đài Loan, giống như máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler hỗ trợ cho F/A-18E/F và F-35C trên tàu sân bay Mỹ vậy”.

Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc học theo Mỹ trong huấn luyện chiến đấu cơ