Bắc Kinh đã cáo buộc Washington "cố gắng làm chệch hướng chỉ trích trong nước về cách thức xử lý COVID-19", sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ phát động một chiến dịch kêu gọi đưa Đài Loan giành lại tư cách quan sát viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Trung Quốc bực tức khi Mỹ giúp Đài Loan giành lại tư cách quan sát viên WHO

03/05/2020, 06:36

Bắc Kinh đã cáo buộc Washington "cố gắng làm chệch hướng chỉ trích trong nước về cách thức xử lý COVID-19", sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ phát động một chiến dịch kêu gọi đưa Đài Loan giành lại tư cách quan sát viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Biểu tượng WHO tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ - Ảnh: AFP

Theo SCMP, phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc (LHQ) hôm 2.5 cho rằng, Mỹ đang tham gia vào chiêu trò chính trị, bằng cách ủng hộ Đài Loan tham dự cuộc họp Đại hội đồng Y tế (WHA, cơ quan điều hành tối cao của WHO) trực tuyến từ ngày 17.5.

“Chúng tôi mạnh mẽ phản đối các hành động can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Mỹ đang cố gắng chuyển hướng chỉ trích trong nước về các cách thức đối phó dịch chưa phù hợp”, phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc cho hay.

Ngoài ra, một phát ngôn viên của phái đoàn Trung Quốc hôm 1.5 cũng đã bày tỏ sự phẫn nộ và phản đối mạnh mẽ Mỹ. Quan chức này đã trích dẫn Nghị quyết 2758 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc từ tháng 10 năm 1971, chính thức công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc và trục xuất các đại diện từ Trung Hoa Dân Quốc.

“Những hành động thao túng chính trị của Mỹ về một vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc sẽ đầu độc bầu không khí hợp tác của các quốc gia thành viên vào thời điểm cần sự đoàn kết nhất. Những hành động của Washington là vô ích và không thể đánh lừa cộng đồng quốc tế”, người phát ngôn nói.

Những bình luận trên được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu phát động chiến dịch chia sẻ từ khóa #TweetforTaiwan vào hôm 1.5 để kêu gọi sự ủng hộ cho việc khôi phục tư cách quan sát viên của Đài Loan tại WHO.

Đài Loan trước đó từng là quan sát viên từ năm 2009 đến năm 2016, cho đến khi Bắc Kinh gây áp lực nhằm loại bỏ vị trí này. Trung Quốc vốn từ lâu luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ cần thống nhất và không ngừng gây áp lực đối với hòn đảo này, kể cả bằng vũ lực. Bắc Kinh đã nhiều lần triển khai máy bay, tàu chiến xung quanh đảo trong các cuộc tập trận vài năm qua và tìm cách cô lập Đài Loan, đồng thời gia tăng sức ép nhằm khiến hòn đảo tự trị này mất đi nhiều đồng minh ngoại giao.

Văn phòng các vấn đề quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 2.5 cũng bày tỏ tin tưởng rằng Đài Loan nên có vị trí để cùng các quốc gia thảo luận về COVID-19 và các mối đe dọa sức khỏe toàn cầu khác, và thế giới cần tham khảo chuyên môn y tế của hòn đảo.

“Có quá đáng khi yêu cầu Đài Loan được phép chia sẻ chuyên môn, cam kết của họ với phần còn lại của thế giới không. Liệu thế giới có chịu khuất phục trước áp lực và sự đe dọa của Trung Quốc không?”, cơ quan này nhấn mạnh.

Cơ quan Ngoại giao của Đài Loan cùng ngày cũng hưởng ứng lời kêu gọi của Mỹ bằng cách thúc giục những đối tác có cùng chí hướng với nhau tham gia chỉa sẻ #TweetforTaiwan để ủng hộ việc khôi phục tư cách quan sát viên tại WHO.

“Tổ chức Liên Hợp Quốc được thành lập để bảo vệ tất cả các nước dù lớn hay nhỏ. Việc loại bỏ Đài Loan ra khỏi phần còn lại của thế giới cũng như ngăn cấm hòn đảo tham gia vào các cơ quan chuyên môn sẽ tự thất bại và chỉ làm suy yếu cộng đồng quốc tế”, Cơ quan Ngoại giao Đài Loan tuyên bố.

Đáng chú ý, Úc cho biết ủng hộ Đài Loan trở lại WHO với tư cách là một quan sát viên, đúng vào thời điểm căng thẳng gia tăng giữa Canberra và Bắc Kinh về việc chính phủ Úc thúc đẩy một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của COVID-19 tại Trung Quốc.

Hoàng Vũ (theo SCMP)

Bài liên quan
Ông Trump chọn tỷ phú giỏi đầu tư làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Đài CNN dẫn lời Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22.11 thông báo chọn tỷ phú Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc bực tức khi Mỹ giúp Đài Loan giành lại tư cách quan sát viên WHO