Các quốc gia trên thế giới đang tích cực thúc đẩy tiến trình đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine để chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài.

Triển vọng thực sự nào cho đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine

Hoàng Vũ (theo Financial Times) | 18/08/2023, 15:20

Các quốc gia trên thế giới đang tích cực thúc đẩy tiến trình đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine để chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài.

Cuộc họp hòa bình tại Jeddah (Ả Rập Saudi) kéo dài 2 ngày hồi đầu tháng 8 là một phần nỗ lực của Ukraine nhằm xây dựng sự ủng hộ của quốc tế cho một kết thúc thương lượng đối với cuộc chiến tranh tàn khốc ở Ukraine.

Trong đó, phía Kyiv khẳng định theo đuổi "công thức hòa bình 10 điểm" mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đưa ra. Bước tiến lớn tiếp theo sẽ là một hội nghị thượng đỉnh có sự tham gia của các nhà lãnh đạo thế giới nhằm kêu gọi tán thành công thức giải quyết của Kyiv và tăng áp lực lên Moscow để chấm dứt cuộc chiến.

zelensky-vs-putin(1).png
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - Ảnh: The Hill

Cũng giống như cuộc đàm phán trước đó hồi tháng 6 tại Copenhague (Đan Mạch), Nga không được mời tham dự. Tuy nhiên, người phát ngôn điện Kremlin Dmitri Peskov cho biết nước này sẽ theo dõi sát các cuộc đàm phán.

Cách tiếp cận mới này của Ukraine và các đồng minh phương Tây có thể chịu chung số phận như các đề xuất hòa bình khác của Brazil, Trung Quốc và Nam Phi. Tuy nhiên, sự hiện diện của các phái đoàn từ Trung Quốc - đối tác chiến lược lớn nhất của Nga, cũng như Ấn Độ - nước nhập khẩu dầu thô lớn của Nga, dường như cho thấy rằng một sự đồng thuận toàn cầu cuối cùng đã xuất hiện xung quanh các nguyên tắc cần thiết cho một giải pháp cuối cùng để kết thúc cuộc chiến tranh.

Việc đại diện Trung Quốc có mặt tại Jeddah được cho là một dấu hiệu cho thấy đồng minh quan trọng nhất của Nga muốn Moscow đưa ra những nhượng bộ cần thiết để chấm dứt chiến tranh. Tuy nhiên, nhiều khả năng Bắc Kinh chỉ đang củng cố vai trò “trung lập” của mình trong bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai.

Theo Financial Times, việc gây áp lực buộc Nga phải thay đổi hướng đi trong cuộc chiến có thể là bước đi nguy hiểm với Trung Quốc. Nếu Nga đồng ý thỏa hiệp, Trung Quốc sẽ mất một đối tác chiến lược. Hơn nữa, bất kỳ giải pháp có lợi cho Ukraine được Bắc Kinh ủng hộ đều có nguy cơ khiến Nga quay lưng với Trung Quốc.

Câu hỏi lớn hơn là liệu Nga, vốn không tham gia vào các cuộc đàm phán ở Jeddah, sẽ nhượng bộ hay không. Bất chấp sự im lặng chính thức từ Điện Kremlin, Mỹ dường như đang có các cuộc thảo luận không chính thức với Moscow. Mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể dự tính thỏa hiệp, nhưng kế hoạch tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng vào năm 2023 và tăng tuổi nhập ngũ tối đa lại cho thấy điều ngược lại.

Đối với Điện Kremlin, việc chấp nhận kế hoạch hòa bình của Tổng thống Zelensky sẽ được coi là sự đầu hàng vô điều kiện, mặc dù Nga không bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, cũng như không được yêu cầu phi quân sự hóa. Việc khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và bảo vệ người dân được Kyiv coi là quan trọng vì cả lý do đạo đức và thực dụng. Tuy nhiên, đối với Nga, việc mất toàn bộ hoặc một phần các lãnh thổ hiện đang kiểm soát, đặc biệt là Crimea, bị coi là không thể chấp nhận được.

Sự mở rộng của NATO về phía đông đã khiến Nga phát động chiến tranh tại Ukraine. Đối với Nga, lực lượng quân sự được trang bị vũ khí phương Tây của Ukraine hiện là một mối đe dọa thực sự. Các lực lượng Ukraine đã cho thấy hiệu quả của họ trên chiến trường, bất chấp những khó khăn, và Moscow rõ ràng lo ngại rằng họ có thể tiến sâu hơn vào lãnh thổ Nga, có khả năng đánh bật lực lượng của Nga khỏi Crimea. Hơn nữa, NATO đang có kế hoạch bố trí 300.000 binh sĩ sẵn sàng triển khai tới sườn phía đông nếu cần thiết.

Điện Kremlin ngày càng chấp nhận thực tế rằng Ukraine sẽ không có chính phủ thân Nga ở Kyiv cũng như “phi quân sự hóa”, hay giữ thái độ trung lập. Điều rõ ràng với Moscow bây giờ là Ukraine có thể sẽ trở thành một phần của Liên minh châu Âu (EU) và gắn chặt vào các cấu trúc an ninh châu Âu - Đại Tây Dương. Đối với Nga, chấp nhận những thực tế mới này sẽ là một sự nhượng bộ đáng kể. Các ưu tiên của Moscow dường như là tự bảo vệ mình trước các lực lượng Ukraine và NATO, giữ lại một số vùng đất mà nước này hiện đang kiểm soát như Crimea.

Tuy nhiên, việc chấp nhận các điều kiện “về lãnh thổ thực tế” của Nga để đổi lấy việc chấm dứt chiến tranh sẽ là rất rủi ro. Điều này không chỉ làm suy yếu Kyiv mà còn khuyến khích các cuộc xung đột mới ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hay châu Phi. Không có gì đảm bảo rằng Nga sẽ không tập hợp lại lực lượng của mình sau khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn, đặt Ukraine vào mối đe dọa mới.

Do đó, một kết quả đàm phán hòa bình hiện nay vẫn khó nắm bắt. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi nếu không bên nào giành được lợi thế quân sự và một mùa đông lạnh giá bắt đầu.

Bài liên quan
Hỗ trợ từ phương Tây: Đem lợi thế đàm phán hòa bình cho Ukraine hay nguy cơ kéo dài xung đột?
Theo Reuters Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ sẵn sàng thảo luận về một thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine với Tổng thống đắc cử Donald Trump.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Triển vọng thực sự nào cho đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine