Theo ông Vũ Tiến Thành, CEO DKRA Property Management (DKRA Việt Nam), khi mô hình nhà chung cư đang là xu thế tất yếu trong chiến lược phát triển nhà ở tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… thì việc quản lý, sử dụng nhà chung cư cũng vấp phải nhiều thách thức.

Tranh chấp, xung đột tại các chung cư ngày càng tăng cao

Phan Diệu | 08/10/2020, 20:08

Theo ông Vũ Tiến Thành, CEO DKRA Property Management (DKRA Việt Nam), khi mô hình nhà chung cư đang là xu thế tất yếu trong chiến lược phát triển nhà ở tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… thì việc quản lý, sử dụng nhà chung cư cũng vấp phải nhiều thách thức.

Tranh chấp chung cư tăng cao

Thống kê tại TP.HCM cho thấy hiện nay có khoảng hơn 1.400 tòa chung cư với khoảng hơn 300.000 căn hộ (tăng gấp đôi so với năm 2009). Tỷ lệ căn hộ chiếm hơn 8,4% tổng số nhà ở trên địa bàn thành phố và tăng liên tục trong 5 năm trở lại đây. Song song với tỷ lệ căn hộ tăng thì vấn đề xung đột tại các chung cư cũng có xu hướng tăng cao.

Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), trong năm 2018 có khoảng 1/10 chung cư ở thành phố xảy ra xung đột, trong đó 34 chung cư có xung đột đến mức Sở Xây dựng TP.HCM phải xem xét, giải quyết.

Đáng chú ý, hoạt động quản lý và sử dụng nhà chung cư đang được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, bao gồm: Luật nhà ở 2014, Thông tư 02/2016, Thông tư 28/2016 và mới nhất là Thông tư 06/2019 của Bộ Xây dựng chỉnh sửa bổ sung Thông tư 02/2016 chính thức có hiệu lực từ 1.1.2020,…

Tuy nhiên, các tranh chấp, khiếu nại vẫn phát sinh và kéo dài trong quá trình quản lý, vận hành dự án do không được giải quyết triệt để.

“Xung đột tại các chung cư tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau, xuất phát từ mâu thuẫn giữa cư dân với cư dân; cư dân với ban quản trị, ban quản lý; cư dân với chủ đầu tư và chủ đầu tư với ban quản trị, ban quản lý…

Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến ý thức tuân thủ nội quy chung cư của cộng đồng cư dân; chủ đầu tư không thực hiện đúng thỏa thuận, cam kết trên hợp đồng mua bán về việc ra sổ, các tiện ích chung và riêng. Ban quản trị làm sai quy chế hoạt động đã thông qua với cư dân; chủ đầu tư và ban quản trị trì hoãn hoặc không bàn giao, không minh bạch các khoản chi phí vận hành, kinh phí bảo trì cho các bên liên quan; ban quản lý thiếu năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, do đó không đảm bảo chất lượng dịch vụ như cam kết…”, ông Vũ Tiến Thành nói.

ong-vu-tien-thanh.jpg
Ông Vũ Tiến Thành, CEO DKRA Property Management (DKRA Việt Nam) - Ảnh: T.L

Cách giải quyết xung đột ở chung cư

Từ thực trạng trên, ông Vũ Tiến Thành nói rằng trước hết cần giải quyết xung đột giữa các chủ thể liên quan trên nguyên tắc “thượng tôn pháp luật”, nhằm đảm bảo quyền lợi giữa các bên. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề, có thể lựa chọn một hoặc nhiều hình thức kết hợp như: thương lượng, hòa giải, phán quyết của tòa án…

Cơ quan quản lý Nhà nước cũng nên sớm kiện toàn luật định có liên quan, ban hành quy định rõ ràng kèm theo hướng dẫn chi tiết và chế tài đủ mạnh để yêu cầu các bên tham gia nghiêm túc thực hiện.

Về phía chủ đầu tư, cần kịp thời minh bạch thông tin và công khai tình hình tài chính, bàn giao kinh phí đúng thời hạn cam kết để hạn chế tranh chấp. Sau khi hoàn tất bàn giao kinh phí bảo trì, các bên liên quan gồm chủ đầu tư, ban quản trị, ban quản lý cần báo cáo việc thu chi, số dư và việc sử dụng số dư (nếu có). Những vấn đề liên quan đến phần diện tích sở hữu chung và riêng, chủ đầu tư phải thể hiện rõ trong hợp đồng mua bán theo đúng quy định của pháp luật để tránh hiểu lầm.

Ngoài ra, ban quản lý cần phát huy vai trò trung gian trong giải quyết xung đột giữa cư dân với cư dân và cư dân với chủ đầu tư, hoặc ban quản trị. Điều này giúp các bên nhìn nhận đúng quyền lợi và trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện các cam kết và thỏa thuận. Mặt khác, việc ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý là xu thế tất yếu trong việc minh bạch, thông tin kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành tòa nhà chung cư hiện nay. Điều này đòi hỏi ban quản lý phải là đơn vị khách quan có đủ năng lực chuyên môn, được chọn lựa nghiêm túc từ ban quản trị để bảo đảm quyền lợi của tất cả các bên liên quan.

Bài liên quan
Bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn nhất bất chấp COVID-19
1tg - Dịch COVID-19 tái phát vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 và tháng 7 âm lịch đã đẩy thị trường quý 3/2020 sụt giảm mạnh. Mặc dù rơi vào tình thế khó khăn song bất động sản vẫn là kênh đầu tư được nhiều người lựa chọn nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tranh chấp, xung đột tại các chung cư ngày càng tăng cao