Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, bị cáo có quyền từ chối hoăc chấp nhận công khai bản án trên mạng. Tuy nhiên, từ một bị cáo từ chối mà chủ tọa mặc nhiên đồng ý các bị cáo khác cũng không đồng ý là không có căn cứ, bởi các bị cáo khác có thể đồng ý.

Tranh cãi về việc cựu tướng Phan Văn Vĩnh từ chối công bố bản án trên mạng

Trí Lâm | 13/11/2018, 13:10

Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, bị cáo có quyền từ chối hoăc chấp nhận công khai bản án trên mạng. Tuy nhiên, từ một bị cáo từ chối mà chủ tọa mặc nhiên đồng ý các bị cáo khác cũng không đồng ý là không có căn cứ, bởi các bị cáo khác có thể đồng ý.

Sáng ngày 12.11, TAND tỉnh Phú Thọ xét xử 92 bị cáo trong đường dâyđánh bạc trực tuyếnvề 6 tội danhgồm“Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”;“Rửa tiền”;“Mua bán trái phép hóa đơn”; “Đánh bạc”; “Tổ chức đánh bạc”và“Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Khi chủ toạ hỏi có bị cáo nào đề nghị từ chối công bố bản án lên cổng thông tin điện tử không? Ông Phan Văn Vĩnh đã đứng lên từ chối quyền đưa bản án lên cổng thông tin điện tử.

Sau khi bị cáo Vĩnh từ chối công bố bản án trên cổng thông tin điện tử, chủ tọa Nguyễn Thị Thùy Hương đã khẳng định ngay: “Chỉ cần một người từ chối thì chúng tôi sẽ không công bố”.

Cụ thể: “Theo quy định của TAND Tối cao, đối với những bản án có hiệu lực pháp luật thì được công bố lên trang cổng thông tin điện tử. Tuy nhiên, các bị cáo có quyền được đề nghị từ chối việc công bố đó vì lý do cá nhân”.

Chủ tọa kết luận: “Chỉ cần một người từ chối thì chúng tôi không công bố rồi, nên khỏi hỏi các bị cáo khác để đỡ mất thời gian”.

Kết luận này của chủ toạ phiên toà đã gây lên sự bùng nổ tranh cãi về pháp lý. Câu hỏi là liệu một mình ông Phan Văn Vĩnh từ chối việc công bố bản án trên mạng thì mặc nhiên bản án sẽ không được công bố, bất chấp ý kiến các bị cáo khác hay không? Và ông Phan Văn Vĩnh có thuộc trường hợp được phép từ chối công bố bản án theo quy định pháp luật hay không?

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới về vấn đề này, Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, bị cáo có quyền từ chối hoăc chấp nhận công khai bản án trên mạng. Tuy nhiên, từ một bị cáo từ chối mà chủ tọa mặc nhiên đồng ý các bị cáo khác cũng không đồng ý là không có căn cứ, bởi các bị cáo khác có thể đồng ý.

Theo luật sưHùng, đúng ra thẩm phán phải hỏi kỹ các bịcáo còn lại xem họ đồng ý không? Hiện nay, để công khai bản án trên trang điện tử thì trước khi công khai phải hỏi ý kiến bị cáo xem họ đồng ý hay không theo tinh thần của Nghị quyết số 03/2017.Đây là quyền của bị cáo.

Do vậy, theo luật sư này, nếu bị cáo Vĩnh không đồng ý thì phải xem lại ý kiến các bị cáo còn lại và phải xem việc bị cáo Vĩnh không đồng ý có phù hợp với Nghị quyết số 03 hay không, và bị cáo Vĩnh phải chứng minh là việc công khai bản án sẽ ảnh hưởng đến bị cáo với những điều khoản trong nghị quyết quy định.

“Đây là quyền thì họ có thể từ chối, còn việc công bố hay không lại là quyền của tòa án”, ông Hùng cho hay.

Cũng theo ông Hùng, về trách nhiệm của chủ tọa phiên tòa, khi phổ biến quyền vànghĩa vụ của những người tham gia tố tụng trong quá trình xét xử,chủ tọa phiên tòa phải giải thích cho họ về những bản án, quyết định được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án, cũng nhưquyền của họ về việc yêu cầu tòa án không công bố những nội dung liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh.

Chủ tọa phiên tòa, phiên họp chịu trách nhiệm về việc mã hóa, số hóa và công bố bản án, quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Về phía Hội đồng xét xử, trao đổi với báo chí sau khi kết thúc phiên xử ngày 12.11,Thẩm phán Nguyễn Thị Thùy Hương cũng cho biết việc bị cáo từ chối đăng bản án là quyền của họ, có trong quy định pháp luật.

"Theo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, bị cáo được quyền từ chối đăng tải bản án vì lý do cá nhân. Chỉ cần một trong các bị cáo có đề nghị thì sẽ không đăng và không hỏi những người còn lại để đỡ mất nhiều thời gian", bà Hương nói.

"Phải là bản án đã có hiệu lực thì tòa án mới được đăng công khai lên mạng. Vụ án này xác định trên 90 bị cáo thì sẽ có kháng cáo, nhưng hội đồng xét xử vẫn cẩn thận phải hỏi, vì không biết có tình huống có kháng cáo hay kháng nghị hay không", bà Hương nói.

Trường hợp nào không công bố bản án trên mạng?

Theo Nghị quyết 03/2017 của Hội đồng thẩm phán tối cao, các trường hợp công bố và không công bố bản án trên mạng:

Điều 3. Bản án, quyết định được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án

1. Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị; bản án phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm giải quyết các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

2. Quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm giải quyết việc dân sự.

3. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; quyết định giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.

4. Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật.

Điều 4. Bản án, quyết định không công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án

1. Bản án, quyết định về vụ việc được Tòa án xét xử kín.

2. Bản án, quyết định về vụ việc được Tòa án xét xử, giải quyết công khai nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có chứa đựng nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của Chính phủ hoặc chứa đựng những nội dung mà Nhà nước chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Có chứa đựng thông tin về hoạt động đầu tư tài chính, bí quyết nghề nghiệp, công nghệ chưa được bộc lộ, có thể được sử dụng và tạo lợi thế trong kinh doanh mà trong quá trình Tòa án xét xử, giải quyết vụ việc, người tham gia tố tụng đã có yêu cầu được giữ bí mật;

c) Có chứa đựng nội dung ảnh hưởng xấu đến truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư;

d) Có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi;

đ) Có chứa đựng nội dung liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà chưa được mã hóa theo hướng dẫn tại Điều 7 của Nghị quyết này.

3. Bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tranh cãi về việc cựu tướng Phan Văn Vĩnh từ chối công bố bản án trên mạng