Dự án Quản lý rủi ro ngập nước khu vực TP.HCM sẽ sử dụng nguồn vốn vay từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) với tổng số tiền hơn 9.500 tỉ đồng.

TP.HCM vay WB 9.500 tỉ đồng để chống ngập nước

Phan Diệu | 13/05/2016, 17:13

Dự án Quản lý rủi ro ngập nước khu vực TP.HCM sẽ sử dụng nguồn vốn vay từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) với tổng số tiền hơn 9.500 tỉ đồng.

UBND TP.HCM vừa duyệt dự án đầu tưQuản lý rủi ro ngập nước khu vực TP.HCM.Dự án nàysử dụng nguồn vốn vay từNgân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) với tổng số tiềnhơn 9.500 tỉ đồng.

Số tiền trên sẽ được sử dụng để đầu tư hàng loạt các công trình quy mô như lắp đặt 5 trạm khí tượng, 1 trạm radar thời tiết, 80 trạm đo mưa và 20 trạm đo thủy văn.

Dự án cũng nâng cấp mô hình khí tượng và mô hình dự báo lũ; thành lập Trung tâm điều hành thu thập, lưu trữ, phổ biến các thông tin liên quan đến lũ lụt... nhằm nâng cao khả năng dự báo phục vụ chống ngập.

Đồng thời, TP.HCM cũng xây dựng 6 trạm giám sát chất lượng nước dọc theo kênh Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên. Xây dựng cống điều tiết kết hợp âu thuyền cácrạch Nước Lên, Vàm Thuật. Xây dựng bờ kè dọc bờ kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên và xây dựng cống bao chính, cải tạo hệ thống thoát nước trên địa bàn quận Gò Vấp...

Theo UBND TP.HCM, dự án khi hoàn thành sẽ giúp cho khoảng 14.900ha đất được bảo vệ trước các trận lụt có tần suất ngập 10 năm. Theo đó, khoảng 2 triệu người (tính đến năm 2020) sống ở tiểu lưu vực được tiếp cận các tiện ích vệ sinh môi trường và giải quyết triệt để tình trạng ngập úng và ô nhiễm, cải thiện điều kiện vệ sinh công cộng.

Đặc biệt, dự án còn giúp hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường thành phố phát triển bền vững, cải thiện hạ tầng kỹ thuật đô thị thúc đẩy kinh tế - xã hội của TP.HCM phát triển; đồng thờităng cường năng lực quản lý, các kỹ năng và phương tiện kỹ thuật khoa học hiện đại để phát triển nguồn nhân lực của thành phố.

Dự án sẽ được triển khai tại các quận 8, 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân và huyện Bình Chánh, trong đó khu vực chính mà dự án nhắm đến là lưu vực Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (dài 33km) với tổng diện tích hơn 14.900ha.

Thời gian thực hiện dự ántừ năm 2016đến năm 2021. Chủ đầu tư triển khai dự án này là Trung tâm Điều hành chương trình giảm ngập nước TP.HCM.

Phan Diệu

Ảnh minh họa
Bài liên quan
Sở ATTP TP.HCM: Còn sống, còn ăn thì còn những vấn đề về thực phẩm xảy ra
Đề cập đến vấn đề giải quyết tận gốc ngộ độc thực phẩm, đại diện Sở ATTP TP.HCM cho biết đã làm hết sức trong khả năng, phạm vi quản lý nhà nước và khẳng định "còn sống, còn ăn thì còn những vấn đề về thực phẩm xảy ra".

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch Khamtay Siphandone: Phải giữ gìn quan hệ đặc biệt Lào - Việt mãi là quan hệ tốt nhất
5 giờ trước Theo dòng thời sự
“Nhiệm vụ quan trọng của tất cả cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Lào ở Việt Nam là phải làm thế nào để Việt Nam hiểu Lào và Lào hiểu Việt Nam; phải giữ gìn quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam mãi luôn là mối quan hệ tốt nhất”, đó là lời căn dặn của cố Chủ tịch Khamtay Siphandone lúc sinh thời đối với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Lào tại Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM vay WB 9.500 tỉ đồng để chống ngập nước