Doanh nghiệp có mức thưởng tết cao nhất ở Đà Nẵng lên tới 1,432 tỉ đồng/người. Trong khi đó, TP.HCM thưởng cao nhất là gần 1,3 tỉ đồng/người.

TP.HCM và Đà Nẵng công bố mức thưởng tết

Tuyết Nhung | 30/12/2021, 15:37

Doanh nghiệp có mức thưởng tết cao nhất ở Đà Nẵng lên tới 1,432 tỉ đồng/người. Trong khi đó, TP.HCM thưởng cao nhất là gần 1,3 tỉ đồng/người.

Báo cáo về kết quả khảo sát tình hình tiền lương năm 2021 và kế hoạch thưởng Tết dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 của TP.HCM cho thấy mức thưởng Tết Nguyên đán 2022 cao nhất cho cá nhân là gần 1,3 tỉ đồng (năm 2021 là 1,1 tỉ đồng), mức thưởng Tết dương lịch cao nhất là 471 triệu đồng.

Mức thưởng Tết dương lịch 2022 trung bình ở TP.HCM là 4,09 triệu đồng/người, cao hơn 20,2% so với năm 2021 (3,39 triệu đồng/người). Còn mức thưởng Tết âm lịch 2022 trung bình là 8,8 triệu đồng/người, tương đương với năm 2021.

Xét về lĩnh vực ngành nghề, thì doanh nghiệp điện, điện tử, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, mỹ phẩm, công nghệ thông tin, bất động sản có mức thưởng tết cao hơn so với mặt bằng chung.

Báo cáo nói trên tổng hợp kết quả từ 1.012 doanh nghiệp với gần 175.000 lao động trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, có 508/1.012 doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn trong việc thưởng tết cho người lao động do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Báo cáo cũng tổng hợp tiền lương thực tế của các doanh nghiệp, trong đó mức lương trung bình năm 2021 là 11,24 triệu đồng (năm 2020 là 10,07 triệu đồng), mức lương thấp nhất ghi nhận là 5,41 triệu đồng/tháng.

Các công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước có mức lương bình quân cao nhất là 15,62 triệu đồng/tháng, mức lương bình quân thấp nhất là tại doanh nghiệp dân doanh với 9,87 triệu đồng/tháng.

Sở Lao động - Thương binh - Xã hội TP.Đà Nẵng đã tổng hợp số liệu khảo sát về tiền lương năm 2021, thưởng Tết dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 trong các doanh nghiệp trên địa bàn TP.Đà Nẵng.

Với tiền thưởng Tết dương lịch năm 2022, các công ty TNHH một thành viên do nhà nước giữ 100% vốn điều lệ có tiền thưởng cao nhất là 22 triệu đồng, thấp nhất là 500 nghìn đồng. Doanh nghiệp cổ phần có vốn góp của nhà nước có tiền thưởng cao nhất là 15 triệu đồng, thấp nhất là 100 nghìn đồng. Doanh nghiệp dân doanh có mức tiền thưởng cao nhất là 11,25 triệu đồng, thấp nhất là 100 nghìn đồng. Nhóm doanh nghiệp FDI có mức tiền thưởng cao nhất là 76,70 triệu đồng, thấp nhất là 100 nghìn đồng.

Với tiền thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, các công ty TNHH một thành viên do nhà nước giữ 100% vốn điều lệ có mức tiền thưởng cao nhất là 50 triệu đồng, thấp nhất là 1,075 triệu đồng. Doanh nghiệp cổ phần có vốn góp của nhà nước có mức tiền thưởng cao nhất là 45 triệu đồng, thấp nhất là 1 triệu đồng. Doanh nghiệp dân doanh có mức tiền thưởng cao nhất là 1,432 tỉ đồng, thấp nhất là 200 nghìn đồng. Nhóm doanh nghiệp FDI chi tiền thưởng cao nhất là 150 triệu đồng, thấp nhất là 768 nghìn đồng.

Như vậy, mức thưởng Tết âm lịch cao nhất ở Đà Nẵng là hơn 1,4 tỉ đồng; mức thưởng Tết dương lịch cao nhất là hơn 76 triệu đồng; mức thưởng thấp nhất chỉ 200 nghìn đồng thuộc về doanh nghiệp dân doanh.

Tiền lương cao nhất năm 2021 tại Đà Nẵng là 169,150 triệu đồng/tháng; tiền lương thấp nhất là 3,920 triệu đồng/tháng.

Đại diện Sở Lao động - Thương binh - Xã hội Đà Nẵng đánh giá: "So với mặt bằng chung thì mức thưởng tết của các doanh nghiệp năm nay không cao. Tuy nhiên, mức cao nhất lại lên tới 1,4 tỉ đồng, so với năm ngoái thì cao hơn nhiều. Còn tình hình trả lương cho người lao động bình ổn, chưa có sự biến động nợ lương. Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn TP đều tính toán việc trả lương tháng 12 cho lao động đúng thời hạn".

Bài liên quan
Vì sao nhiều địa phương chưa báo cáo thưởng tết?
Mặc dù Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã yêu cầu các địa phương báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng tết... trước ngày 27.12, nhưng đến hôm nay là 28.12, đa số các địa phương vẫn chưa có báo cáo.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM và Đà Nẵng công bố mức thưởng tết