Đại diện Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, trong năm 2021, dòng tiền vẫn tiếp tục "chảy" vào 5 lĩnh vực ưu tiên.

Năm 2021: Dòng tiền ngân hàng 'chảy' vào 5 lĩnh vực ưu tiên

Tuyết Nhung | 28/12/2021, 17:07

Đại diện Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, trong năm 2021, dòng tiền vẫn tiếp tục "chảy" vào 5 lĩnh vực ưu tiên.

Thông tin trên được đại diện Vụ Tín dụng đưa ra tại buổi họp báo ngày hôm nay (28.12). Theo đó, trong năm 2021, tín dụng vẫn tiếp tục "chảy" vào 5 lĩnh vực ưu tiên, gồm: nông nghiệp - nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao.

kdk_8451.jpg
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - ông Đào Minh Tú phát biểu tại buổi họp báo - Ảnh: Tuyết Nhung

Trong đó, 5 lĩnh vực này đều đạt mức tăng trưởng tốt, cao hơn mặt bằng chung so với năm 2020. Ví dụ, lĩnh vực xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao đều tăng trưởng trên 2 con số.

Từ đầu năm đến ngày 22.12 vừa qua, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,68% so với cuối năm 2020, tăng khoảng 14,57% so với cùng kỳ năm 2020. Dư nợ tín dụng đối với 23 chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội đến 30.11.2021 đạt 245.199 tỉ đồng, tăng 8,4% so với năm 2020, với hơn 6,4 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.

Trước tình hình trên, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú dự báo, tăng trưởng tín dụng năm 2021 có thể đạt xấp xỉ khoảng 14%. Sang năm 2022, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ điều hành các giải pháp tín dụng nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, kiểm soát và xử lý nợ xấu; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các đơn vị ngân hàng kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, thiên tai, dịch bệnh.

Tại buổi họp báo, đại diện Vụ Quản lý Ngoại hối cũng cho biết năm 2021, kiều hối về Việt Nam khoảng 12,5 tỉ USD, tăng 10% so với năm ngoái. Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết thêm, kiều hối chủ yếu chảy qua các tổ chức tín dụng, còn lại chảy qua công ty kiều hối (28%) và bưu điện (2%).

Tại Việt Nam, TP.HCM là một trong những địa phương có lượng kiều hối cao nhất, chiếm khoảng 30%, sau đó là các tỉnh miền Trung, miền Bắc và miền Tây.

Bài liên quan
TP.HCM đã tiếp nhận hơn 917,9 tỉ đồng tiền mặt ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19
Trung tâm An sinh TP.HCM cho biết, tính đến nay, đã tiếp nhận hơn 917,9 tỉ đồng tiền mặt ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19; hơn 308,5 tỉ đồng ủng hộ kinh phí mua vắc xin; đã tiếp nhận hàng hoá trị giá hơn 305,5 tỉ đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm 2021: Dòng tiền ngân hàng 'chảy' vào 5 lĩnh vực ưu tiên