UBND TP.HCM sẽ ban hành kế hoạch thực hiện việc nhân rộng mô hình dán tem truy xuất nguồn gốc rau củ quả trên địa bàn từ nay đến cuối năm 2017.

TP.HCM sẽ nhân rộng mô hình dán tem để truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Phan Diệu | 29/06/2017, 14:28

UBND TP.HCM sẽ ban hành kế hoạch thực hiện việc nhân rộng mô hình dán tem truy xuất nguồn gốc rau củ quả trên địa bàn từ nay đến cuối năm 2017.

Theo Văn phòng UBND TP.HCM ngày 29.6, UBND TP.HCM đã có văn bản yêu cầu Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn báo cáo định kỳ hàng tháng về tình hình thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốcraucủquả trên địa bàn thành phố.

Theo đó, TP yêu cầu Sở Nông Nghiệp vàPhát triển nông thôn phải đánh giá tỷ trọng sản lượng raucủquả được dán tem truy xuất nguồn gốc; kể cả nguồn rau củ quả từ các tỉnh chuyển về TP.HCM trên tổng sản lượng rau củ quả bán ra tại địa bàn.

Sở Công Thương được giao nhiệm vụ báo cáo về tỷ trọng sản lượng heo có đeo vòng nhận diện nguồn gốc theo đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc của thịt heo, kể cả lượng heo nhập về từ các tỉnh trên tổng sản lượng heo bán ra tại TP.

Đáng chú ý, UBND TP.HCM cho biết sẽ ban hành kế hoạch thực hiện nhân rộng dán tem truy xuất nguồn gốc raucủquả trên địa bàn TP từ nay đến cuối năm 2017.

Theo UBND TP.HCM, việc triển khai thí điểm thực hiện dán temnói trêntrên địa bàn TP đã được người tiêu dùng đánh giá cao, tin cậy và quan tâm lựa chọn.Tính đến tháng 6.2017, số lượng sản phẩm có dán tem được cung ứng ra thị trường là 12 tấn/ngày.

Trước đó, hồi đầu tháng 5.2017, Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn TP đã tổ chức sơ kết 3 tháng thực hiện thí điểm giai đoạn 1 mô hìnhtruyxuấtnguồngốcsản phẩm rau củ quả và triển khai giai đoạn 2 của mô hình đến các hợp tác xã (HTX), đơn vị sảnxuất, doanh nghiệp có đủ điều kiện dán temtruyxuấtnguồngốctrên địa bàn thành phố.

Theo Sở này, sau 3 tháng thực hiện thí điểm giai đoạn 1, mô hìnhtruyxuấtnguồngốcsản phẩm rau củ quả với phương tiệntruyxuấtlà các phần mềm quét mã QR code trên điện thoại thông minh trên địa bàn TP.HCM đã đạt được những kết quả khả quan.

Các đơn vị thực hiện thí điểm là HTX Phước An (huyện Bình Chánh), HTX Phú Lộc (huyện Củ Chi) đã tiến hành dán temtruyxuấttrên 157 chủng loại sản phẩm rau củ quả của 168 hộ nông dân tham gia.

Đến nay, sản lượng mỗi ngày của 2 HTX đạt từ 8-10 tấn, gấp đôi sản lượng tại thời điểm công bố triển khai, chiếm 60% sản lượng bán ra của các HTX. Tại thị trường tiêu thụ, tính riêng hệ thống siêu thị Co.op Mart thì sau 3 tháng thực hiện thí điểm mô hình đã tăng bình quân từ 10-15% sản lượng tiêu thụ rau củ quả.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
42 phút trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM sẽ nhân rộng mô hình dán tem để truy xuất nguồn gốc thực phẩm