Trong số 19 thuyền viên trên tàu MD-SUN đã có 3 thuyền viên được phát hiện dương tính với vi rút  SASR- CoV-2.

TP.HCM: Phát hiện 3 thuyền viên mắc COVID-19 trên tàu MD-SUN neo đậu tại Nhà Bè

Hồ Quang | 10/05/2021, 12:18

Trong số 19 thuyền viên trên tàu MD-SUN đã có 3 thuyền viên được phát hiện dương tính với vi rút  SASR- CoV-2.

Ngày 10.5, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho hay vừa phát hiện 3 thuyền viên trên tàu MD-SUN trở về từ Philippines neo đậu tại Phao số 5, Phước Long (Nhà Bè) bị dương tính với vi rút SARS- CoV-2. Đây là 3 trong số 19 thuyền viên trên chiếc tàu này bị phát hiện mắc COVID-19.

tphcmphat-hien-3-thuyen-vien-tren-tau-md-sun-mac-covid-19-hinh-anh(1).png
Lực lượng chức năng kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 tại cảng biến ở TP.HCM - Ảnh: HCDC

Ngay lập tức, TP.HCM đã tiến hành cách ly tất cả các thuyền viên và tiến hành điều tra tất cả các người làm việc liên quan đến tàu. Qua điều tra, truy vết đã phát hiện được 74 trường hợp có tiếp xúc với 2 thuyền viên trên và đã tiến hành đưa đi cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm cho thấy, 74 trường hợp trên đã âm tính lần 1 với vi rút SARS- CoV-2.

Bên cạnh đó, TP cũng đã tiến hành điều tra, truy vết các người được phép làm việc liên quan với tàu (bao gồm lên tàu và không lên tàu). Các cơ quan chức năng cũng đang tiến hành điều tra thêm xem trong quá trình neo đậu, có trường hợp nào thuyền viên lên bờ bất hợp pháp hoặc ngược lại có trường hợp nào xuống tàu hoặc tiếp cận tàu bất hợp pháp nhằm truy vết đầy đủ, không bỏ sót bất cứ trường hợp nào có tiếp xúc với thuyền viên trên tàu.

Trước tình hình trên, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM đã yêu cầu siết chặt các biện pháp phòng dịch ở cảng hàng hải.

Theo đó, TP đề xuất điều chuyển một số lượng vắc xin để tiêm phòng cho các nhân viên bắt buộc phải lên tàu và có tiếp xúc với thuyền viên như: nhân viên hoa tiêu, nhân viên điều độ; tăng cường các biện pháp phòng hộ bắt buộc cho nhân viên, người lao động phải lên tàu làm việc, đảm bảo thực hành đúng quy định theo hướng dẫn của ngành y tế; tổ chức tập huấn và tập huấn lại các quy trình phòng bệnh tại bến cảng; kiểm soát thật chặt việc khai báo y tế cho người vào làm việc nhất là người có xuống tàu; tăng cường các biện pháp giám sát bằng camera trong quá trình tàu neo đậu tại cảng, tại phao để giám sát việc lên xuống tàu; tăng cường các biện pháp giám sát an ninh, nhất là không để xảy ra tình trạng xuống tàu hoặc lên bờ bất hợp pháp (vì đây chính là nguy cơ lớn nhất có thể làm lây nhiễm bệnh (nếu có) từ trên tàu lên đất liền); xét nghiệm giám sát định kỳ các đối tượng có nguy cơ để sớm phát hiện các trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng, can thiệp kịp thời, không để bùng phát dịch bệnh; triển khai hoạt động xét nghiệm thuyền viên, nhất là các tàu đến từ các quốc gia nguy cơ hoặc có nhiều hoạt động nguy cơ trong quá trình neo đậu

Bên cạnh đó, TP cũng yêu cầu các tàu vào neo đậu, thuyền viên trên tàu cam kết thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo yêu cầu của bến cảng, phao, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm; xây dựng bảng tiêu chí an toàn phòng chống dịch để đánh giá các bến cảng, phao; các đơn vị bến cảng, phao phải thường xuyên đánh giá bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch COVID-19; các bến cảng, phao không đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch, không đảm bảo an toàn đề xuất không được tiếp nhận các tàu quốc tế neo đậu…

BS.CK2 Nguyễn Trí Dũng – Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết để triển khai đầy đủ, hiệu quả các giải pháp trên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Cảng vụ hàng hải TP, Bộ đội biên phòng hàng hải TP, các đơn vị cảng, bến phao, chính quyền và đơn vị y tế địa phương. Các đơn vị, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát đối với các bến cảng, bến phao.

Bên cạnh đó, vài trò, trách nhiệm của từng cá nhân là rất quan trọng. Người thân, người nhà thuyền viên, người dân không tự ý tìm cách lên tàu bất hợp pháp. Những người làm nhiệm vụ khi được phép lên tàu cần hiểu những nguy cơ và tự giác tuân thủ các biện pháp phòng bệnh. Người dân cùng cơ quan chức năng giám sát các trường hợp vi phạm, thông tin cho cơ quan chức năng ngay khi phát hiện để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập.

 

Bài liên quan
Phát hiện gần 50 website giả mạo thương hiệu với mục đích lừa đảo
Trong tháng 10.2024, hệ thống của NCSC đã phát hiện 49 website giả mạo thương hiệu với mục đích lừa đảo được phát tán trên không gian mạng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Phát hiện 3 thuyền viên mắc COVID-19 trên tàu MD-SUN neo đậu tại Nhà Bè