Chiều 28.7, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch COVID-19 và các vấn đề dư luận quan tâm.

TP.HCM dự kiến tiêm vắc xin cho người dân sau 18 giờ trong những ngày sắp tới

Tú Viên | 28/07/2021, 16:44

Chiều 28.7, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch COVID-19 và các vấn đề dư luận quan tâm.

Phát biểu mở đầu tại buổi họp báo, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, sau 18 giờ hằng ngày, đường phố TP.HCM rất yên ắng, thể hiện sự hợp tác, tuân thủ giãn cách xã hội của người dân. Tuy nhiên, có nơi có lúc ở trong ngày vẫn còn người ra đường, dù nhu cầu không cấp thiết.

"TP.HCM đã, đang và sẽ thực hiện quyết liệt các biện pháp triệt để giãn cách xã hội, bởi nếu không thực hiện quyết liệt thì rất khó giảm được F0 phát sinh, khó giảm được thiệt hại do dịch COVID-19 gây ra", Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho hay, những ngày qua số lượng F0 vẫn tăng với con số hàng nghìn ca/ngày. "TP.HCM đang tiếp tục tăng nguồn lực, mở thêm bệnh viện điều trị đảm bảo chăm sóc, điều trị người mắc COVID-19", ông Dương Anh Đức nhấn mạnh.

Theo ông Đức, trường hợp F0 không có triệu chứng, hoặc F0 có triệu chứng nhẹ có thể tự điều trị tại nhà, vừa có điều kiện tâm lý, điều kiện sinh hoạt thoải mái hơn và vừa giảm áp lực cho cơ sở y tế. Ông Đức cũng cho biết TP.HCM đang nỗ lực tìm kiếm các phương thức nhằm nâng cao thể lực, sức khỏe cho người dân, giúp người dân có sức đề kháng tốt hơn với dịch bệnh.

Tại cuộc họp, Phó bí thư thường trực Thành ủy Phan Văn Mãi cho biết thành phố đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin nên đã kiến nghị Bộ Y tế đơn giản hóa quy trình cũng như đội hình tiêm vắc xin. Mục tiêu là có nhiều hơn đội hình tiêm cho người dân.

Hiện thành phố quy định người dân hạn chế đi ra đường sau 18 giờ. Tuy nhiên, ông Mãi cho rằng nếu vậy việc tiêm vắc xin sẽ bị giới hạn về thời gian. Do đó, thành phố sẽ bắt đầu tổ chức tiêm vắc xin sau 18 giờ trong những ngày sắp tới. Việc tiêm chủ yếu diễn ra ở từng phường, mỗi phường 2 địa điểm, chỉ có người trên 65 tuổi, có bệnh lý nền mới tiêm ở bệnh viện.

Do đó, thành phố sẽ thông báo số lượng và đối tượng cụ thể người tiêm vắc xin được ra đường sau 18 giờ.

Liên quan đến tình trạng còn nhiều cuộc gọi tới tổng đài 1022 (nhánh 2) chưa được tiếp nhận, Giám đốc Sở TT-TT Lâm Đình Thắng lý giải kênh tiếp nhận và xử lý thông tin hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 (nhánh số 2 của tổng đài 1022) hoạt động từ 18 giờ ngày 22.7.

Hiện nay, tổng đài bố trí 3 ca 4 kíp, mỗi ca 30 tổng đài viên và cả ngày có 120 tổng đài viên trực 24/24 tiếp nhận cuộc gọi của người dân. Tính đến ngày 28.7, tổng đài tiếp nhận 217.700 cuộc gọi. Trong đó, có 12.100 cuộc đã được tiếp nhận và chuyển các đơn vị xử lý và 70% số đó đã được sở ngành, quậnhuyện và TP.Thủ Đức xử lý. Tuy nhiên, nhiều khi số cuộc gọi trong cùng một thời điểm quá lớn nên có tình trạng cuộc gọi đến chưa được tiếp nhận.

Để khắc phục, Giám đốc Lâm Đình Thắng cho hay sở đang nghiên cứu giải pháp công nghệ và tăng số lượng tổng đài viên, tình nguyện viên. Sở cũng giới thiệu thêm các đường dây nóng của các sởngành, quậnhuyện, TP.Thủ Đức để tiếp nhận các cuộc gọi đến của người dân.

Dự kiến trong 1-2 ngày tới, sở sẽ triển khai ứng dụng callbot có sử dụng trí tuệ nhân tạo, mỗi giờ có thể tiếp nhận thêm 3.600 cuộc gọi. Giám đốc Sở TT-TT cho rằng với các giải pháp trên, TP.HCM sẽ tiếp nhận tốt hơn các cuộc gọi của mọi người.

Về tổng đài 115, hiện bị nghẽn mạng. TP.HCM đã nâng từ 6 đường truyền lên 14 đường truyền, có thể tiếp nhận 5.000 cuộc/ngày. Tuy nhiên, trong lúc cao điểm nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. TP.HCM đã mở tổng đài dã chiến tại Công viên phần mềm Quang Trung với số đường truyền là 40, có thể tăng tối đa lên 100; tăng tổng đài viên, tình nguyện viên tiếp nhận cuộc gọi. Mục tiêu của TP.HCM là tất cả các cuộc gọi đến tổng đài 115 đều được tiếp nhận và đáp ứng.

Bài liên quan
TP.HCM: Hơn 3.000 trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi được tiêm vắc xin phòng sởi
Chỉ hơn 1 tuần triển khai tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi, TP.HCM đã tiêm được cho hơn 3.000 trẻ. Đây là biện pháp chống dịch tăng cường trước tình hình trẻ mắc sởi ở độ tuổi trên tăng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM dự kiến tiêm vắc xin cho người dân sau 18 giờ trong những ngày sắp tới